Danh mục

Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 2

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.40 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung cuốn sách được trình bày dưới hình thức hỏi và trả lời, vừa cung cấp cho bạn đọc kiến thức pháp luật về vấn đề được đề cập, vừa có ví dụ các tình huống cụ thể, thường gặp trong thực tiễn và cách giải quyết theo quy định pháp luật đối với những tình huống này. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 2 Phần II MỘT SỐ VỤ VIỆC DÂN SỰ THƯỜNG GẶP I. VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH Câu hỏi 28: Vợ chồng chị B không có khả năng sinh con nên có nhờ em họ chị B là chị M mang thai hộ. Tuy nhiên, sau khi sinh con thì chị M bị tai biến sản khoa nên không có khả năng sinh con lần nữa. Chị M nhất định không giao trả lại chị B đứa bé như đã giao kết. Chị B có thể kiện em họ chị ra Tòa đòi quyền được nhận lại con không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án dân sự. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Cùng với đó, Luật này cũng quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể trong các trường hợp: 55 + Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con; + Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con; + Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không còn mà bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo quy định của Bộ luật Dân sự; + Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không nhận con và bên mang thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Như vậy, Chị M không trả lại đứa bé cho chị B thì chị B có quyền yêu cầu Tòa án buộc chị M giao con cho chị. Câu hỏi 29: Vợ chồng chị V cùng đồng ý ly hôn. Nhưng hiện nay, chồng chị V đang sống ở nước ngoài muốn làm đơn ly hôn gửi về thì tờ đơn bao gồm những nội dung gì? Ngoài ra có cần giấy tờ gì nữa không? Trả lời: Trường hợp này pháp luật gọi là thuận tình ly hôn. Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và 56 gia đình năm 2014 thì trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy, đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được lập trên cơ sở tự nguyện của cả hai vợ chồng. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau: Đơn xin ly hôn được thực hiện theo Mẫu số 01- VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09/8/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), bao gồm các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn; - Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; - Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có); - Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình; - Người yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước 57 ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó; Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, cụ thể gồm: - Căn cước công dân/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực); - Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực); - Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực); - Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản); - Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu; - Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu. 58 Câu hỏi 30: Anh A và chị B nộp đơn ra Tòa xin ly hôn, nhưng sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án thì anh chị đã nghĩ lại và xin rút đơn ly hôn. Như vậy, sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng đương sự rút đơn ly hôn thì đương sự có được lấy lại tiền tạm ứng án phí không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì việc xem xét thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau: “1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. 2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”. Theo đó, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo. Về án phí, căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu ...

Tài liệu được xem nhiều: