Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 1
Số trang: 56
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.40 MB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự gồm 66 câu hỏi được chia thành hai phần: Phần I: Những vấn đề chung và Phần II: Một số vụ việc dân sự thường gặp, trong đó, các câu hỏi được phân chia thành các mục tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật dân sự riêng biệt như: hôn nhân gia đình, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp trong kinh doanh thương mại, vụ án lao động. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 1 CẨM NANG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, YÊU CẦU DÂN SỰ HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HO I ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC T I TỐNG VĂN THANH 2 TS. TRẦN ANH TUẤN ĐẶNG THỊ MỸ HẠNH CẨM NANG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, YÊU CẦU DÂN SỰ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 4 LỜI NH XUẤT BẢN Các quan hệ pháp luật dân sự như quan hệ về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động là những quan hệ phổ biến trong đời sống và hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... trong xã hội. Chính vì vậy, các mâu thuẫn, bất đồng hoặc vi phạm trong các quan hệ pháp luật này cũng thường gặp trên thực tiễn. Khi các mâu thuẫn, bất đồng hoặc vi phạm này không thể giải quyết bằng phương pháp thỏa thuận giữa các bên thì một bên hoặc các bên có thể gửi tranh chấp hoặc yêu cầu lên Tòa án nhân dân để giải quyết. Cuốn sách Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự gồm 66 câu hỏi được chia thành hai phần: Phần I: Những vấn đề chung và Phần II: Một số vụ việc dân sự thường gặp, trong đó, các câu hỏi được phân chia thành các mục tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật dân sự riêng biệt như: hôn nhân gia đình, bồi thường thiệt hại 5 ngoài hợp đồng, thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp trong kinh doanh thương mại, vụ án lao động. Nội dung cuốn sách được trình bày dưới hình thức hỏi và trả lời, vừa cung cấp cho bạn đọc kiến thức pháp luật về vấn đề được đề cập, vừa có ví dụ các tình huống cụ thể, thường gặp trong thực tiễn và cách giải quyết theo quy định pháp luật đối với những tình huống này. Cuốn sách là tài liệu hữu ích đối với những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp ở cấp cơ sở, là cẩm nang để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn các quy định pháp luật trong giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc! Tháng 12 năm 2022 NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Câu hỏi 1: Những tranh chấp về dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? Trả lời: Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 20201 bao gồm: - Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân: bao gồm các tranh chấp về xác nhận quốc tịch cho con đẻ, con nuôi... - Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự: là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia giao dịch, quan hệ hợp đồng; liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, giao dịch dân sự. Ngoài ra Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các ___________ 1. Sau đây viết tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BT). 7 tranh chấp phát sinh từ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. - Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bao gồm tranh chấp các quyền về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại với tài sản; Tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản bao gồm: tranh chấp về quyền hưởng dụng, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền bề mặt. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Khác với tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản là động sản và bất động sản, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án bao gồm tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. - Tranh chấp về thừa kế tài sản: bao gồm yêu cầu Tòa án buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế. Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác và yêu cầu chia di sản thừa kế. 8 - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: là tranh chấp xảy ra mà trước đó người bị thiệt hại và người gây thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan tới hợp đồng giữa các bên. - Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018, 2020. - Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng phát sinh trước ngày 01/01/2019 theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng được quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 gồm: Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Tòa án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Các tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng phát sinh từ ngày 01/01/2019 theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017. 9 - Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 1 CẨM NANG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, YÊU CẦU DÂN SỰ HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HO I ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC T I TỐNG VĂN THANH 2 TS. TRẦN ANH TUẤN ĐẶNG THỊ MỸ HẠNH CẨM NANG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, YÊU CẦU DÂN SỰ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 4 LỜI NH XUẤT BẢN Các quan hệ pháp luật dân sự như quan hệ về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động là những quan hệ phổ biến trong đời sống và hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... trong xã hội. Chính vì vậy, các mâu thuẫn, bất đồng hoặc vi phạm trong các quan hệ pháp luật này cũng thường gặp trên thực tiễn. Khi các mâu thuẫn, bất đồng hoặc vi phạm này không thể giải quyết bằng phương pháp thỏa thuận giữa các bên thì một bên hoặc các bên có thể gửi tranh chấp hoặc yêu cầu lên Tòa án nhân dân để giải quyết. Cuốn sách Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự gồm 66 câu hỏi được chia thành hai phần: Phần I: Những vấn đề chung và Phần II: Một số vụ việc dân sự thường gặp, trong đó, các câu hỏi được phân chia thành các mục tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật dân sự riêng biệt như: hôn nhân gia đình, bồi thường thiệt hại 5 ngoài hợp đồng, thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp trong kinh doanh thương mại, vụ án lao động. Nội dung cuốn sách được trình bày dưới hình thức hỏi và trả lời, vừa cung cấp cho bạn đọc kiến thức pháp luật về vấn đề được đề cập, vừa có ví dụ các tình huống cụ thể, thường gặp trong thực tiễn và cách giải quyết theo quy định pháp luật đối với những tình huống này. Cuốn sách là tài liệu hữu ích đối với những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp ở cấp cơ sở, là cẩm nang để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn các quy định pháp luật trong giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc! Tháng 12 năm 2022 NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Câu hỏi 1: Những tranh chấp về dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? Trả lời: Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 20201 bao gồm: - Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân: bao gồm các tranh chấp về xác nhận quốc tịch cho con đẻ, con nuôi... - Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự: là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia giao dịch, quan hệ hợp đồng; liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, giao dịch dân sự. Ngoài ra Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các ___________ 1. Sau đây viết tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BT). 7 tranh chấp phát sinh từ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. - Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bao gồm tranh chấp các quyền về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại với tài sản; Tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản bao gồm: tranh chấp về quyền hưởng dụng, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền bề mặt. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Khác với tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản là động sản và bất động sản, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án bao gồm tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. - Tranh chấp về thừa kế tài sản: bao gồm yêu cầu Tòa án buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế. Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác và yêu cầu chia di sản thừa kế. 8 - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: là tranh chấp xảy ra mà trước đó người bị thiệt hại và người gây thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan tới hợp đồng giữa các bên. - Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018, 2020. - Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng phát sinh trước ngày 01/01/2019 theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng được quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 gồm: Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Tòa án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Các tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng phát sinh từ ngày 01/01/2019 theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017. 9 - Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cẩm nang giải quyết các tranh chấp Giải quyết các tranh chấp Yêu cầu dân sự Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp về lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
28 trang 44 0 0
-
Giải quyết nhân sự thời khủng hoảng
3 trang 40 0 0 -
Bài giảng Luật kinh tế nâng cao - Trường ĐH Thương Mại
35 trang 37 0 0 -
Bài giảng Luật Kinh tế (Economic Law) - Chương 10: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
43 trang 36 0 0 -
31 trang 30 0 0
-
Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 2
98 trang 29 0 0 -
Nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
13 trang 27 0 0 -
Tiểu luận Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
21 trang 25 0 0 -
13 trang 23 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam
25 trang 23 0 0