![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (Phần 2)
Số trang: 248
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.51 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Sổ tay luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại" có nội dung đề cập đến các vấn đề như: tư vấn lĩnh vực lao động; tư vấn hợp đồng tín dụng quốc tế - các điều khoản chính; tư vấn quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (Phần 2) Chương 7 TƯ VẤN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG Pháp luật lao động của Việt Nam hiện hành nhìn chung có xu hướng ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động luôn được khuyến khích. Mặc dù vậy, để có thể duy trì ổn định mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, Bộ luật lao động năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật lao động năm 2012) cũng có những quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan, chương này sẽ tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý cơ bản phát sinh trong mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, bao gồm: Hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; nội quy lao động và kỷ luật lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; tranh chấp lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhằm mang đến cho các Luật sư những kiến thức, hiểu biết chung và cơ bản về pháp luật lao động. Ngoài ra, các Luật sư cũng sẽ được cung cấp một số kỹ năng cần thiết khi hành nghề tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực đặc thù này để giúp cho khách hàng hạn chế tối đa các rủi ro về tranh chấp lao động và trách nhiệm pháp lý hoặc có thể xác định được những vấn đề sơ khởi nhất khi bắt tay vào giải quyết một vụ tranh chấp lao động. 234 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 3 I. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1. Giao kết hợp đồng lao động Trước khi đi đến quyết định ký kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử với người lao động theo thời hạn thử việc mà pháp luật quy định, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà người lao động sẽ thực hiện. Người sử dụng lao động không được áp dụng thời gian thử việc cho người lao động đối với loại hợp đồng lao động theo mùa vụ1. Các bên có thể thỏa thuận việc làm thử thông qua giao kết hợp đồng thử việc để quy định rõ quyền và nghĩa vụ trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được thỏa thuận thử việc một lần cho một công việc đối với người lao động. Ngoài ra, tiền lương được trả cho người lao động trong thời gian thử việc cũng tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó2. Nếu người lao động đạt yêu cầu thử việc như đã thỏa thuận thì các bên sẽ ký hợp đồng lao động ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc (trừ hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc). Các bên có thể thỏa thuận và giao kết với nhau một trong ba loại hợp đồng lao động, bao gồm: Hợp đồng lao động xác định thời hạn, với thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng, hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động mùa vụ hoặc hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới mười hai tháng3. Riêng đối với người lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động thì theo quy định, người sử dụng lao động phải thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước khi người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (trừ một số trường hợp 1. Điều 26 và Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012. 2. Điều 28 Bộ luật lao động năm 2012. 3. Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012. Chương 7: TƯ VẤN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG ♦ 235 không thuộc diện xin Giấy phép lao động)1. Thời hạn tối đa của Giấy phép lao động là hai năm và sẽ được cấp lại theo yêu cầu của người sử dụng lao động2. Dựa trên Giấy phép lao động được cấp, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Theo đó, thời hạn của hợp đồng lao động mà các bên giao kết sẽ được hiểu là không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động mà người lao động nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về lao động cấp. Từ quy định này các Luật sư cần lưu ý, thứ nhất, người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài sau khi người lao động nước ngoài đã có Giấy phép lao động; và thứ hai, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn không quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan quản lý lao động cấp mới hoặc cấp lại cho người lao động nước ngoài3. Cần lưu ý, Bộ luật lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới mười hai tháng để người lao động làm những công việc có tính chất thường xuyên từ mười hai tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác4. Đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, ít nhất mười lăm ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1. Điểm đ khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2012; Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2012 về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.) 2. Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012; khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. 3. Điều 173 Bộ luật lao động năm 2012. 4. Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012. 236 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 3 đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày hợp đồ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (Phần 2) Chương 7 TƯ VẤN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG Pháp luật lao động của Việt Nam hiện hành nhìn chung có xu hướng ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động luôn được khuyến khích. Mặc dù vậy, để có thể duy trì ổn định mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, Bộ luật lao động năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật lao động năm 2012) cũng có những quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan, chương này sẽ tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý cơ bản phát sinh trong mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, bao gồm: Hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; nội quy lao động và kỷ luật lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; tranh chấp lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhằm mang đến cho các Luật sư những kiến thức, hiểu biết chung và cơ bản về pháp luật lao động. Ngoài ra, các Luật sư cũng sẽ được cung cấp một số kỹ năng cần thiết khi hành nghề tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực đặc thù này để giúp cho khách hàng hạn chế tối đa các rủi ro về tranh chấp lao động và trách nhiệm pháp lý hoặc có thể xác định được những vấn đề sơ khởi nhất khi bắt tay vào giải quyết một vụ tranh chấp lao động. 234 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 3 I. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1. Giao kết hợp đồng lao động Trước khi đi đến quyết định ký kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử với người lao động theo thời hạn thử việc mà pháp luật quy định, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà người lao động sẽ thực hiện. Người sử dụng lao động không được áp dụng thời gian thử việc cho người lao động đối với loại hợp đồng lao động theo mùa vụ1. Các bên có thể thỏa thuận việc làm thử thông qua giao kết hợp đồng thử việc để quy định rõ quyền và nghĩa vụ trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được thỏa thuận thử việc một lần cho một công việc đối với người lao động. Ngoài ra, tiền lương được trả cho người lao động trong thời gian thử việc cũng tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó2. Nếu người lao động đạt yêu cầu thử việc như đã thỏa thuận thì các bên sẽ ký hợp đồng lao động ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc (trừ hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc). Các bên có thể thỏa thuận và giao kết với nhau một trong ba loại hợp đồng lao động, bao gồm: Hợp đồng lao động xác định thời hạn, với thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng, hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động mùa vụ hoặc hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới mười hai tháng3. Riêng đối với người lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động thì theo quy định, người sử dụng lao động phải thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước khi người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (trừ một số trường hợp 1. Điều 26 và Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012. 2. Điều 28 Bộ luật lao động năm 2012. 3. Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012. Chương 7: TƯ VẤN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG ♦ 235 không thuộc diện xin Giấy phép lao động)1. Thời hạn tối đa của Giấy phép lao động là hai năm và sẽ được cấp lại theo yêu cầu của người sử dụng lao động2. Dựa trên Giấy phép lao động được cấp, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Theo đó, thời hạn của hợp đồng lao động mà các bên giao kết sẽ được hiểu là không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động mà người lao động nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về lao động cấp. Từ quy định này các Luật sư cần lưu ý, thứ nhất, người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài sau khi người lao động nước ngoài đã có Giấy phép lao động; và thứ hai, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn không quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan quản lý lao động cấp mới hoặc cấp lại cho người lao động nước ngoài3. Cần lưu ý, Bộ luật lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới mười hai tháng để người lao động làm những công việc có tính chất thường xuyên từ mười hai tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác4. Đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, ít nhất mười lăm ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1. Điểm đ khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2012; Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2012 về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.) 2. Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012; khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. 3. Điều 173 Bộ luật lao động năm 2012. 4. Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012. 236 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 3 đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày hợp đồ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sổ tay Luật sư Sổ tay Luật sư (Tập 3) Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn Tư vấn lĩnh vực lao động Tư vấn hợp đồng tín dụng quốc tế Tư vấn quyền sở hữu trí tuệ Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếTài liệu liên quan:
-
174 trang 107 0 0
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 2)
102 trang 104 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2
174 trang 56 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 3): Phần 1
206 trang 50 0 0 -
Chia sẻ kinh nghiệm hành nghề luật sư tư vấn: Phần 2 - Trương Nhật Quang
202 trang 48 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 1): Phần 2
182 trang 44 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 1): Phần 1
66 trang 39 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 3): Phần 2
274 trang 38 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 1
230 trang 37 0 0 -
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 1)
146 trang 36 0 0