Danh mục

Cẩm nang Nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước

Số trang: 196      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn "Cẩm nang Nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước" gồm có 2 phần chính như sau: nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; một số điểm mới quan trọng của luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang Nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước UBND TỈNH THANH HÓA SỞ TƯ PHÁP CẨM NANG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC Thanh Hóa, năm 2020 2 Phần I NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC 3 Chuyên đề 1: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC I. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC Để khắc phục những hạn chế, bất cập của thực tiễn, Luật TNBTCNN 2017 đã dành hẳn một Chương (Chương VIII) quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác BTNN, trong đó, sửa đổi toàn diện các quy định về quản lý nhà nước về công tác BTNN, cụ thể là: Thứ nhất, Luật TNBTCNN 2017 quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác BTNN trong cả ba lĩnh vực QLHC, TT và THA trên phạm vi cả nước và Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương. Việc quy định thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước như trên là khắc phục tình trạng “phân tán” trong quản lý nhà nước trong quy định của Luật TNBTCNN 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời bảo đảm sự phù hợp với quy định Chính phủ “thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thi hành án” của Luật Tổ chức Chính phủ. Thứ hai, thu gọn đầu mối cơ quan quản lý nhà nước về công tác BTNN. Theo đó, chỉ còn 03 cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác BTNN là Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thứ ba, chuyển một số nhiệm vụ trước đây thuộc trách nhiệm của các cơ quan mà trước đây được Luật TNBTCNN 2009 và các 4 văn bản hướng dẫn thi hành quy định là cơ quan quản lý nhà nước về công tác BTNN để quy định tập trung cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác BTNN theo Luật TNBTCNN 2017 (ví dụ: nhiệm vụ xác định cơ quan giải quyết bồi thường hoặc hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường...); đồng thời, bổ sung một số nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác BTNN (ví dụ: nhiệm vụ ban hành biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước hoặc yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật TNBTCNN mà không ra quyết định hủy). II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC 1. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước 1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (BTNN) là các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về công tác BTNN có thẩm quyền được thực hiện một cách có tổ chức và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước nhằm tác động đến các hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN), bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN được thống nhất và hiệu quả. 1.2. Ý nghĩa, vai trò của quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước Ở góc độ chung nhất, hoạt động quản lý nhà nước nói chung là một cơ chế quan trọng bảo đảm cho các văn bản quy phạm pháp luật được thực thi. 5 Trong công tác BTNN, quản lý nhà nước về công tác BTNN giúp bảo đảm cho công tác BTNN được thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật. Cụ thể, vai trò của quản lý nhà nước về công tác BTNN được thể hiện qua một số phương diện sau: Thứ nhất, về phía cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, quản lý nhà nước về công tác BTNN giúp cho người bị thiệt hại thực hiện có hiệu quả bảo đảm công tác BTNN được thực hiện có hiệu quả và đúng pháp luật quyền YCBT của mình. Thứ hai, về phía cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, quản lý nhà nước về công tác BTNN giúp thúc đẩy hoạt động GQBT được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật. Qua đó, vừa bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại, đồng thời, vừa bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước. Thứ ba, theo dõi và nắm bắt một cách thực chất tình hình YCBT và GQBT, đồng thời, nắm bắt cả những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thực hiện công tác BTNN để kịp thời có những biện pháp tháo gỡ, khắc phục. 2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước 2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước của Chính phủ Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật TNBTCNN 2017 thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác BTNN trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước. 2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước của Bộ Tư pháp Theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật TNBTCNN 2017, Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác BTNN và có nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Xây dựng chiến lược, chính sách về công tác BTNN; 6 (2) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN; ban hành biểu mẫu, sổ sách về công tác BTNN; (3) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác BTNN; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về TNBTCNN; (4) Xác định cơ quan GQBT trong các trường hợp: (1) trường hợp cơ quan GQBT đã bị giải thể mà cơ quan đã ra quyết định giải thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (2) trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan GQBT; (5) Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục YCBT; (6) Theo dõi, đôn đốc công tác BTNN; chủ trì, phối hợp ...

Tài liệu được xem nhiều: