Danh mục

Cảm quan thơ trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.35 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyện ngắn Nguyễn Tuân có nhiều nét gần với thơ. Song việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tố chất này trong việc tham gia kiến tạo nên chỉnh thể thẩm mĩ tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Tuân gần như vẫn chưa được quan tâm, lý giải thỏa đáng. Qua khảo sát, nghiên cứu, người viết nhận thấy, chất thơ là một trong những thành tố quan trọng đã góp phần tạo nên những hiệu ứng thẩm mĩ độc đáo trong truyện ngắn của nhà văn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan thơ trong truyện ngắn Nguyễn Tuân JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 61-67 CẢM QUAN THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN Trương Hoàng Vinh1 và Tôn Thất Dụng2 1 Trường Đại học Tiền Giang, 2 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế E-mail: 1 hoangvinhsp@yahoo.com Tóm tắt. Truyện ngắn Nguyễn Tuân có nhiều nét gần với thơ. Song việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tố chất này trong việc tham gia kiến tạo nên chỉnh thể thẩm mĩ tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Tuân gần như vẫn chưa được quan tâm, lý giải thỏa đáng. Qua khảo sát, nghiên cứu, người viết nhận thấy, chất thơ là một trong những thành tố quan trọng đã góp phần tạo nên những hiệu ứng thẩm mĩ độc đáo trong truyện ngắn của nhà văn này. Từ khóa: Nguyễn Tuân, chỉnh thể thẩm mĩ, truyện ngắn, cảm quan thơ.1. Mở đầu Trong sáng tạo văn học nghệ thuật, chất thơ được xem là một đặc tính quan trọngđem lại sự cuốn hút kỳ diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Đó không gì khác,chính là “sự miêu tả, khắc họa và thể hiện nghệ thuật trong sự giàu đượm ý thơ” [4;54].Thông thường, người ta cho rằng chất thơ là một thuộc tính mà chỉ riêng thơ mới có.Nhưng thực ra, chất thơ còn có thể tìm thấy trong tất cả những thể loại văn học khác, nhưtruyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký. . . Chất thơ được tạo nên từ vẻ đẹp của cảm xúc, ý tưởng,từ những hình ảnh đẹp, những ngôn từ giàu nhạc điệu, bay bổng, thanh thoát, từ chiều sâukết đọng ý thơ chưa nói hết trên bề mặt câu chữ,. . . Văn xuôi Nguyễn Tuân có phẩm tínhấy. Sáng tác của ông, từ truyện ngắn cho đến tùy bút, đều rất giàu chất thơ. Cảm quanthơ trong tùy bút Nguyễn Tuân là hiện tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu kiến giải,song, cái gì đã làm nên chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Tuân? Quan trọng hơn, chấtthơ có vai trò gì trong việc tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho các sáng tác của nhà văn ở thểtài này? Những phương diện ấy lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Đó cũng là trọng tâmhướng đến của chúng tôi trong giới hạn bài viết này.2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Là người quan niệm nghệ thuật là sự sáng tạo, sáng tạo ra những cái mới mẻ,độc đáo, Nguyễn Tuân có cách kiến tạo nên chất thơ riêng trong truyện ngắn của mình.Không tìm vào nội tâm, cảm giác như Thạch Lam để cho ra đời những truyện ngắn chứa 61 Trương Hoàng Vinh và Tôn Thất Dụngchan xúc cảm trữ tình, cảm quan thơ, dư vị trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Tuân trướchết, lắng kết ở những phiến đoạn miêu tả thiên nhiên. Nhà văn thường làm say lòng ngườiđọc bởi những trang thơ đẹp về tạo vật, song thường không phải với những bối cảnh thiênnhiên rộng lớn, hoành tráng, mà chủ yếu ở những cảnh vật bình thường. Đó có thể lànhững hình ảnh quen thuộc, ta vẫn gặp ở mọi nơi: một khu vườn, một dòng sông, một conđường làng, một buổi sớm mai, một tiết thu muộn. . . nhưng điều quan trọng là, giác quannhạy cảm của nhà nghệ sĩ này đã phát hiện ra ở đó những ý nghĩa có tính thơ của đờisống. Vì vậy, có khi chỉ là một cảnh chiều nắng thu hẹp trong không gian một khoảnh sânthôi, nhưng vào trang viết của Nguyễn Tuân, cũng đã gợi lên được trong ta cả một bứctranh nên thơ về quê hương, đất nước, con người Việt Nam rất đỗi bình dị mà xinh đẹp: “Giàn bầu nậm ở ngoài sân, dây leo và lá chằng chịt lấp chật ô giàn nứa, đã làmdịu hẳn cái nắng tháng tư ở trước mặt nhà. Ánh nắng đổ xuống giàn, khi lọt xuống sànbị cái cốt xanh ngắt của cây lá lọt qua một lượt, rồi đổ dồn và vờn vào áo dài trắng cậuChiêu đang ngửng đầu ngắm những quả bầu nậm buông thõng xuống ngang mặt. Cái áovải trắng cậu Chiêu đã biến thành một áo lụa màu xanh của một người phong lưu và đatình. Đấy là cái màu dịu mát của chất ngọc bích; đấy là cái màu xanh ở những cánh đồnglúa non ngút ngàn của những xứ yên ổn không bao giờ có nạn binh lửa” (Ngôi mả cũ). Nhà văn cũng thường nhân hóa thiên nhiên, tạo nên thế bình đẳng giữa tự nhiên vớicon người. Đặc biệt, bằng cách thường xuyên đặt hình tượng nghệ thuật trong mối giaohòa với bối cảnh thiên nhiên, Nguyễn Tuân đã dựng lên được nhiều “ý cảnh thơ” (từ dùngcủa Lưu Thu Hương) đẹp trong các sáng tác; qua đó, ta cũng thấy được một cái nhìn rấtnhân văn của nhà văn: “Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ vànhững buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râubạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đemcái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý” (Hương cuội). Song, không chỉ phát hiện ra nhiều vẻ đẹp có tính thơ ở đời thực, niềm say mê săntìm cảm giác mới lạ còn đưa nhà nghệ sĩ này lạc vào thế giới của diệu huyền. Để rồi từđó, Nguyễn Tuân lại ...

Tài liệu được xem nhiều: