Danh mục

Cảm quan và cách hành xử về thời gian trong thơ hát nói Nguyễn Công Trứ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.10 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Cảm quan và cách hành xử về thời gian trong thơ hát nói Nguyễn Công Trứ trình bày: Nguyễn Công Trứ là một tác giả có vai trò đặc biệt trong văn học Việt Nam. Sự xuất hiện của ông đã góp phần hoàn thiện và làm phát triển lên đến đỉnh cao thể loại hát nói,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan và cách hành xử về thời gian trong thơ hát nói Nguyễn Công TrứCẢM QUAN VÀ CÁCH HÀNH XỬ VỀ THỜI GIANTRONG THƠ HÁT NÓI NGUYỄN CÔNG TRỨTRẦN THỊ THANH NHỊTrường Đại học sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Nguyễn Công Trứ là một tác giả có vai trò đặc biệt trong văn họcViệt Nam. Sự xuất hiện của ông đã góp phần hoàn thiện và làm phát triển lênđến đỉnh cao thể loại hát nói. Trong thơ văn cổ điển, hiếm có tác giả nào cónỗi niềm ám ảnh khôn nguôi về thời gian như Nguyễn Công Trứ. Thơ hátnói của ông thể hiện sự cảm nhận về thời gian vũ trụ tuần hoàn và sự tự ýthức về thời gian hữu hạn kiếp người. Lập công danh, vui chơi, hưởng lạc,sống hết mình, sáng tạo nghệ thuật là những giải pháp, cách hành xử ông đềxuất cho con người trong dòng thời gian tuôn chảy. Cuộc đời ông như là mộtminh chứng cho sự làm chủ cao độ về thời gian để đạt được những kết quảcao nhất không chỉ trong công danh, sự nghiệp mà cả trong sáng tạo nghệthuật, lưu danh thiên cổ.Thời gian nghệ thuật là một phần cấu tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Thông qua cảm nhậnvà cách xây dựng thời gian của tác giả trong tác phẩm, người đọc có thể một phần hiểuđược những thông điệp nghệ thuật tác giả muốn chuyển tải “thể hiện sự cảm thụ độcđáo của tác giả về phương thức tồn tại độc đáo của con người trong thế giới” [2, tr.323]. Nguyễn Công Trứ là một tác giả có vai trò đặc biệt trong văn học Việt Nam. Sựxuất hiện của ông đã góp phần hoàn thiện và làm phát triển đến đỉnh cao thể loại hátnói. Trong địa hạt này hồn thơ ông như cánh diều được bay lượn trong bầu trời xanhkhoáng đạt, tự do. Khác với các thể loại thơ trung đại khác thường nhằm chở đạo, hátnói là thứ văn chương được viết ra nhằm nhu cầu giải trí, nó thường hướng đến nhữnggiá trị nhân sinh, hưởng thụ, đời thường. Trong thơ văn cổ điển, hiếm có tác giả nào cónỗi niềm ám ảnh khôn nguôi về thời gian như Nguyễn Công Trứ. Có lẽ chính sự ý thứcsắc nhọn về thời gian mà ông đã có một sự nghiệp lẫy lừng không chỉ trong chính trị màcả trong nghệ thuật như một cách lưu danh với đời. Chính vì thế mà hôm nay chúng tađược biết đến ông - Nguyễn Công Trứ - “Ông hoàng thơ hát nói” (chữ dùng củaNguyễn Viết Ngoạn).1. SỰ TUẦN HOÀN CỦA THỜI GIAN VŨ TRỤThơ hát nói Nguyễn Công Trứ mang cảm thức chung về thời gian trong thơ ca trung đạinhư là sự đề cao vị trí chủ đạo của thời gian thiên nhiên vũ trụ bất biến tĩnh tại. Trongcảm nhận con người, thời gian vũ trụ kéo dài không có kết thúc: Qua ngày mai lại cóngày mai / Khen ai khéo khéo lo dài (Thú say sưa) *; Còn xuân mai lại còn hoa (Thúrượu thơ). Vũ trụ tuần hoàn theo chu kì xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàng, khimùa đông rét mướt trôi qua, vũ trụ mở ra một vòng quay, chu kì mới, con người như*Những dẫn chứng thơ hát nói Nguyễn Công Trứ được trích dẫn ở bài này đều nằm trong tài liệu: ĐỗBằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1994), Việt Nam Ca trù biên khảo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 67-7668TRẦN THỊ THANH NHỊhòa vào nhịp quay của vũ trụ để tận hưởng niềm vui và sức sống mới: Thảnh thơi thủađông qua xuân đến / Ngấn hàn băng từng phiến tan không / Cỏ hoa đua muôn tía nghìnhồng (Ngày xuân). Trong cái nhìn về thời gian, mùa đông của tác giả đượm màu sắctriết học: Điểm điểm trong chừng lĩnh sấu / Phút tin xuân đã hé đầu cành / Đành hayâm cực dương sinh (Vịnh mùa đông). Nhà thơ nhìn mùa đông ẩn tàng trong sự vậnđộng ngấm ngầm âm cực dương sinh.Trong cảm quan về thời gian vũ trụ, con người cảm nhận thời gian ấy một đi không trởlại, chỉ như mũi tên một chiều bay vút về phía trước “thệ giá như tư phù, bất xá trú dạ”(Khổng Tử) (Dịch nghĩa: cứ chảy mãi vậy thôi, bất kể ngày đêm) khiến cho con ngườihiện tại hoài cổ, ngưỡng vọng về quá khứ và tiếc nuối những giá trị xưa nay không còn.Quá khứ ấy có thể là một thời đại, chế độ cũ còn trong hồi ức, còn lưu lại một chút vếtdấu trong hiện tại: Hoa thảo kỷ kinh xuân đại tạ / Giang sơn trầm tiếu cổ hưng vương /Tranh thiên nhiên riêng một bức tang thương /…Đã mấy độ sao dời vật đổi / Nào vươngcung đế miếu đâu nào (Trường An hoài cổ) (Dịch nghĩa: Cỏ hoa tàn tạ đã trải baonhiêu xuân / Giang sơn cười thầm cuộc hưng vong xưa). Nhìn vào dòng chảy của thờigian và những biến chuyển thăng trầm của cuộc đời không thể tránh cảm giác đau lòng,nuối tiếc: Bóng quang âm nào đã mấy mươi / Mà non nước xui nên lòng cảm kích (Vịnhhậu Xích Bích). Cũng có khi đó là sự nuối tiếc về cái đẹp không còn hiện diện tronghiện tại: Hương tiêu Nam quốc mĩ nhân tận / Oán nhập đông phong phương thảo đa(Tây Hồ hoài cổ) (Dịch nghĩa: Hương tàn người đẹp phương nam hết/ Buồn thấy gióđông thổi vào cỏ thơm nhiều).Khi con người đặt mình trong dòng chảy thời gian hiện tại, thường có sự ngưỡng vọngvề quá khứ người xưa trong sự so sánh, đối chiếu: Ngã kim nhật tọa tại chi địa / Cổnhân tằng tiên ngã tọa chi / Nghìn muôn năm âu cũng thế ni / Ai hay hát mà ai hay nghehát (Ngày tháng thanh nhàn). Chỗ mà hôm ...

Tài liệu được xem nhiều: