Cận cảnh bệnh loãng xương
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 124.77 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ước tính tới năm 2050, thế giới tốn khoảng 131,5 tỉ USD để chữa trị những chấn thương liên quan đến loãng xương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cận cảnh bệnh loãng xươngCận cảnh bệnh loãng xương!Ước tính tới năm 2050, thế giới tốn khoảng 131,5 tỉ USD để chữa trịnhững chấn thương liên quan đến loãng xương. Chi phí điều trị bệnhloãng xương tương đương với chi phí điều trị bệnh ung thư vú và ungthư cổ tử cung cộng lại.Loãng xương là gì?Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của xương làm tổn thương sứcmạnh của xương đưa đến nguy cơ gãy xương cho con người. Có nhiềunguyên nhân gây ra loãng xương như do tuổi tác, mãn kinh, mất cân bằngtạo xương, rối loạn nội tiết, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sự tạo xương nhưhormone tuyến giáp, corticosteroid… Loãng xương liên quan đến sự thiếuhụt estrogen, thường gặp ở phụ nữ từ 50 – 60 tuổi. Chủ yếu là mất khoáng ởxương xốp (xương bè), xương đặc, biểu hiện bằng sự gãy lún các đốt sốngxuất hiện sau mãn kinh.Thực tế, có hai quá trình xảy ra song song bên trong cơ thể là tiêu hủy và táitạo xương. Ở người trẻ tuổi, phần xương bị mất đi sẽ được bù đắp dễ dàng.Còn người lớn tuổi, lượng xương được tạo ra ít hơn so với lượng xương mấtđi, do đó dẫn đến tình trạng loãng xương.Dấu hiệu và biến chứng của loãng xươngBệnh loãng xương tiến triển âm thầm, không có triệu chứng, không gây đauđớn khiến người bệnh không hay biết để phòng tránh và chữa trị. Do đó khixuất hiện biến chứng như gãy xương ở cột sống, gãy đầu dưới xương quay,gãy khớp háng, gù, giảm chiều cao, đau lưng… thì hậu quả đã khá nặng nề.Các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% bệnh nhân tử vong và50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế.Biến chứng dễ xảy ra nhất của loãng xương là gãy xương. Việc điều trị gãyxương do loãng xương khá khó khăn và phức tạp. Tùy theo vị trí xương, loạixương bị gãy sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Biến chứng của loãngxương không chỉ nằm ở xương mà tác động tới toàn bộ cơ thể, làm giảmchất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong. PGS.TS.BS Lê Anh Thư, chủtịch Hội loãng xương Tp.HCM cho biết, gãy xương do loãng xương lànguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (thống kêở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tửvong trong vòng 6 tháng đến 1 năm đầu vì các biến chứng do nằm lâu).Những quan niệm sai lầmTổng kết mới đây tại TP.HCM và bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, có85% - 95% người cao tuổi gãy xương do loãng xương. Phổ biến nhất là xẹpcột sống, gãy cổ xương đùi và đầu dưới xương quay. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ,giám đốc bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, thực tế córất nhiều quan niệm chưa đúng trong việc nhận thức về bệnh loãng xươngcũng như việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh. Trong đó, có nhữngquan niệm sai lầm nhiều đến mức phổ biến. Ví dụ như là việc cho rằng loãngxương chỉ xảy ra ở người già, là bệnh của phụ nữ… Thậm chí khi bị đaunhức hoặc té gãy xương thì cho rằng do lớn tuổi. Nhiều người tự “chữa”loãng xương bằng cách ăn nhiều tôm cua hoặc uống sữa để bổ sung can xi.Thực ra, ăn uống đủ chất với thực phẩm bổ sung can xi chỉ là điều kiện cầnđể phòng ngừa loãng xương. Điều kiện đủ phải là vận động, vì qua vậnđộng, can-xi mới có thể được đưa vào xương. Ngoài ra, mật độ xương cònphụ thuộc vào một số thành phần khác như: phốt-pho, hormone, vitaminD… Việc “ăn” can-xi cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nếu khôngđược thực hiện đều đặn hàng ngày.Phòng và điều trị bệnh loãng xươngTheo BS. Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Nhândân 115, loãng xương với hệ quả gãy xương là một quá trình diễn tiến nặngdần theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ngay từ lúc trẻ, cần xây dựng chế độdinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương.Bởi, nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10% sẽ giảm được50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Khi về giàcũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải đểtránh bị mất xương. Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố cóích cho sức khoẻ xương. Chú ý đến thức ăn có nhiều can-xi (tôm, cá, trứng,sữa…) và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D chocơ thể. Ngoài ra, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá,cà phê, rượu đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguycơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương. Tóm lại, chúng ta cần chủđộng phòng bệnh để chất lượng cuộc sống được đảm bảo. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cận cảnh bệnh loãng xươngCận cảnh bệnh loãng xương!Ước tính tới năm 2050, thế giới tốn khoảng 131,5 tỉ USD để chữa trịnhững chấn thương liên quan đến loãng xương. Chi phí điều trị bệnhloãng xương tương đương với chi phí điều trị bệnh ung thư vú và ungthư cổ tử cung cộng lại.Loãng xương là gì?Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của xương làm tổn thương sứcmạnh của xương đưa đến nguy cơ gãy xương cho con người. Có nhiềunguyên nhân gây ra loãng xương như do tuổi tác, mãn kinh, mất cân bằngtạo xương, rối loạn nội tiết, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sự tạo xương nhưhormone tuyến giáp, corticosteroid… Loãng xương liên quan đến sự thiếuhụt estrogen, thường gặp ở phụ nữ từ 50 – 60 tuổi. Chủ yếu là mất khoáng ởxương xốp (xương bè), xương đặc, biểu hiện bằng sự gãy lún các đốt sốngxuất hiện sau mãn kinh.Thực tế, có hai quá trình xảy ra song song bên trong cơ thể là tiêu hủy và táitạo xương. Ở người trẻ tuổi, phần xương bị mất đi sẽ được bù đắp dễ dàng.Còn người lớn tuổi, lượng xương được tạo ra ít hơn so với lượng xương mấtđi, do đó dẫn đến tình trạng loãng xương.Dấu hiệu và biến chứng của loãng xươngBệnh loãng xương tiến triển âm thầm, không có triệu chứng, không gây đauđớn khiến người bệnh không hay biết để phòng tránh và chữa trị. Do đó khixuất hiện biến chứng như gãy xương ở cột sống, gãy đầu dưới xương quay,gãy khớp háng, gù, giảm chiều cao, đau lưng… thì hậu quả đã khá nặng nề.Các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% bệnh nhân tử vong và50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế.Biến chứng dễ xảy ra nhất của loãng xương là gãy xương. Việc điều trị gãyxương do loãng xương khá khó khăn và phức tạp. Tùy theo vị trí xương, loạixương bị gãy sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Biến chứng của loãngxương không chỉ nằm ở xương mà tác động tới toàn bộ cơ thể, làm giảmchất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong. PGS.TS.BS Lê Anh Thư, chủtịch Hội loãng xương Tp.HCM cho biết, gãy xương do loãng xương lànguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (thống kêở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tửvong trong vòng 6 tháng đến 1 năm đầu vì các biến chứng do nằm lâu).Những quan niệm sai lầmTổng kết mới đây tại TP.HCM và bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, có85% - 95% người cao tuổi gãy xương do loãng xương. Phổ biến nhất là xẹpcột sống, gãy cổ xương đùi và đầu dưới xương quay. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ,giám đốc bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, thực tế córất nhiều quan niệm chưa đúng trong việc nhận thức về bệnh loãng xươngcũng như việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh. Trong đó, có nhữngquan niệm sai lầm nhiều đến mức phổ biến. Ví dụ như là việc cho rằng loãngxương chỉ xảy ra ở người già, là bệnh của phụ nữ… Thậm chí khi bị đaunhức hoặc té gãy xương thì cho rằng do lớn tuổi. Nhiều người tự “chữa”loãng xương bằng cách ăn nhiều tôm cua hoặc uống sữa để bổ sung can xi.Thực ra, ăn uống đủ chất với thực phẩm bổ sung can xi chỉ là điều kiện cầnđể phòng ngừa loãng xương. Điều kiện đủ phải là vận động, vì qua vậnđộng, can-xi mới có thể được đưa vào xương. Ngoài ra, mật độ xương cònphụ thuộc vào một số thành phần khác như: phốt-pho, hormone, vitaminD… Việc “ăn” can-xi cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nếu khôngđược thực hiện đều đặn hàng ngày.Phòng và điều trị bệnh loãng xươngTheo BS. Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Nhândân 115, loãng xương với hệ quả gãy xương là một quá trình diễn tiến nặngdần theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ngay từ lúc trẻ, cần xây dựng chế độdinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương.Bởi, nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10% sẽ giảm được50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Khi về giàcũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải đểtránh bị mất xương. Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố cóích cho sức khoẻ xương. Chú ý đến thức ăn có nhiều can-xi (tôm, cá, trứng,sữa…) và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D chocơ thể. Ngoài ra, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá,cà phê, rượu đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguycơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương. Tóm lại, chúng ta cần chủđộng phòng bệnh để chất lượng cuộc sống được đảm bảo. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh loãng xương tìm hiểu về bệnh loãng xương kinh nghiệm y học y học cơ sở kiến thức y học y học thường thứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 231 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 181 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 166 0 0 -
107 trang 165 0 0
-
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 107 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 93 0 0