Tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường.Người ta đánh giá độ cận theo các mức độ: cận nhẹ(từ 1,5 điop trở xuống); cận trung bình (từ 1,5 - 6điop); cận nặng (trên 6 điop).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cận thị có nên phẫu thuật Cận thị có nên phẫu thuật?Tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường.Người ta đánh giá độ cận theo các mức độ: cận nhẹ(từ 1,5 điop trở xuống); cận trung bình (từ 1,5 - 6điop); cận nặng (trên 6 điop). Nguyên nhân gây cận thịchưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có haiyếu tố làm gia tăng nguy cơ bị cận thị, đó là di truyềnvà môi trường Cận thị là một dạng tật khúc xạ rất thường gặp. Hiện nhiều người cứ nghĩ rằng, để giảm gánh nặngbốn mắt trở về hai mắt cho gọn nhẹ, thì cứ đi mổ làxong. Vậy cận thị có nên phẫu thuật?Cận thị thường được chia làm hai loại, tật cận thị và bệnhcận thị. Nguyên tắc chung về quang học như nhau, nhưngbệnh cận thị là trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố ditruyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao (có trườnghợp trên 20 điop), mức độ cận tăng nhanh, nhiều, ngay cảkhi đã đến tuổi trưởng thành.Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như:thoái hóa hắc võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyếthoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bongvõng mạc... Tiên lượng điều trị những biến chứng nàykém, khả năng phục hồi thị lực thấp.Cận thị học đường, cận thị mắc phải. Bệnh thường bắtđầu ở lứa tuổi học trò, đôi khi ở thanh niên, mức độ cậnnhẹ và trung bình (6 điop trở xuống), cận tiến triển chậm,tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởngthành (18 - 20 tuổi).Lứa tuổi học sinh dễ bị cận do nhãn cầu của trẻ còn pháttriển; trẻ chưa tự phân bổ thời gian học, các hoạt độngnhìn gần với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý;học tập, đọc sách, máy tính... cũng là những yếu tố làmcho trẻ bị cận. Một số điểm lưu ý để phát hiện trẻ có dấuhiệu bị cận thị đó là: trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặcnhắm một mắt lại; ở lớp trẻ phải chạy lại gần bảng mớithấy chữ, thường chép đề bài sai, đọc chữ hay nhảyhàng; thường nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặcnhìn vật ở xa; thường hay dụi mắt, dù không buồn ngủ; sợánh sáng hoặc chói mắt; hay kêu nhức đầu, mỏi mắt, chảynước mắt...Một số phương pháp điều trị cận thị: Phổ biến và rẻ tiềnnhất là đeo kính gọng; kế đó là đeo kính sát tròng; và hiệnđại nhất hiện nay là mổ bằng tia laser (phương pháplasik). Đeo kính gọng rẻ tiền và an toàn nhất, còn đeo kínhsát tròng, giải quyết được một số bất tiện của kính gọng,nhưng phải giữ gìn vệ sinh tốt, đặc biệt trong môi trườngnóng, ẩm, nhiều bụi như ở Việt Nam; không đeo được khibơi, tắm biển; chi phí dung dịch ngâm kính, thay kính cao;cần kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần.Bên cạnh đó còn có phương pháp mổ lasik chữa tật khúcxạ, trong đó có cận thị, chi phí mổ khá cao: 11 - 12 triệuđồng/hai mắt. Thực tế không phải ai bị cận cũng có thểtiến hành phẫu thuật được, một số trường hợp khôngđược mổ cận thị như: có bệnh lý cấp tính, mạn tính tạimắt (glaucoma, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loạndưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võngmạc...); những người không nên mổ gồm: độ cận chưa ổnđịnh, đang dùng thuốc ngừa thai, đang mang thai, khômắt..Lasik là phương pháp mổ hiện đại (dùng dao vi phẫu tạomột vạt giác mạc, rồi chiếu tia laser để chỉnh độ cận...), cónhiều ưu điểm, tuy nhiên người bệnh cần được khámsàng lọc kỹ càng từ bác sĩ có chuyên môn trước khi mổ,để loại trừ một số bệnh, yếu tố chống chỉ định, cũng nhưmột số nguy cơ gây biến chứng. Rất nhiều người thắcmắc là: Sau mổ cận thị bằng lasik có nguy cơ tái cậnkhông?. Theo các nhà chuyên môn điều này có thể xảyra, mức độ tái phát tùy trường hợp.Để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu, ngườibệnh cần được khám kỹ lưỡng, dựa trên những thông số,bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp về dự báokết quả, những nguy cơ rủi ro nếu có. ...