Cảnh báo tình trạng trẻ em ngộ độc do thuốc chống nôn
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.62 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một cuộc khảo sát ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho thấy trong các loại ngộ độc được đưa vào cấp cứu, ngộ độc thuốc chiếm 50%, trong số đó thuốc chống nôn chiếm tới 30%. Nguyên nhân là do nhiều người cho con dùng thuốc này mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ Hoàng Anh Vũ, Phòng khám Nhi khoa thuộc Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em TP HCM, cho biết nôn là triệu chứng đi kèm với một số bệnh lý như rối loạn tiêu hoá, rối loạn tâm lý, viêm họng, cảm cúm, ho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh báo tình trạng trẻ em ngộ độc do thuốc chống nôn Cảnh báo tình trạng trẻ em ngộ độc do thuốc chống nôn Một cuộc khảo sát ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho thấy trong các loại ngộ độc được đưa vào cấp cứu, ngộ độc thuốc chiếm 50%, trong số đó thuốc chống nôn chiếm tới 30%. Nguyên nhân là do nhiều người cho con dùng thuốc này mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ Hoàng Anh Vũ, Phòng khám Nhi khoa thuộc Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em TP HCM, cho biết nôn là triệu chứng đi kèm với một số bệnh lý như rối loạn tiêu hoá, rối loạn tâm lý, viêm họng, cảm cúm, ho có đờm... Cho bé ăn không đúng cách cũng có thể gây nôn. Ngoài ra, nôn còn là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não... Thế nhưng, nhiều phụ huynh lại không ý thức được điều này. Cứ thấy con nôn là họ ra hiệu mua ngay thuốc chống nôn về nạp, không cần biết trẻ mắc bệnh gì. Việc dùng thuốc tuỳ tiện như vậy rất dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, với những trường hợp trẻ mắc bệnh nặng, thuốc sẽ làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Lạm dụng thuốc chống nôn Theo khảo sát của bác sĩ Bạch Văn Cam, Bệnh viện Nhi đồng 1, phần lớn các trẻ ngộ độc thuốc chống nôn được cấp cứu tại đây đã dùng thuốc thương hiệu Primperan và Delagrande. Những thuốc này được bào chế từ biệt dược Metoclopraminde nồng độ thấp, có tác dụng củng cố cơ vòng thực quản dưới, làm tăng sự vận động đoạn trên ống tiêu hoá. Chính vì vậy, Metoclopraminde chỉ được dùng trong các trường hợp như hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, nội soi ruột non và dự phòng gây nôn khi trị liệu ung thư. Thuốc không có chỉ định dùng cho nôn mửa thông thường. Cuốn Y văn thế giới cũng nhắc nhở rằng việc dùng Metoclopraminde cho trẻ em dù có đúng bệnh cũng phải cẩn thận vì rất dễ gây ra phản ứng ngoại tháp với các biểu hiện như trợn mắt nhìn lên, ưỡn người. Khi đưa trẻ em có những triệu chứng này vào cấp cứu mà không khai báo là dùng Metoclopraminde thì các bác sĩ rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý viêm màng não, hạ kali máu, hạ đường huyết, sốt cao co giật... Việc chẩn đoán nhầm sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nguy hiểm do điều trị không đúng hướng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc chống nôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh báo tình trạng trẻ em ngộ độc do thuốc chống nôn Cảnh báo tình trạng trẻ em ngộ độc do thuốc chống nôn Một cuộc khảo sát ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho thấy trong các loại ngộ độc được đưa vào cấp cứu, ngộ độc thuốc chiếm 50%, trong số đó thuốc chống nôn chiếm tới 30%. Nguyên nhân là do nhiều người cho con dùng thuốc này mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ Hoàng Anh Vũ, Phòng khám Nhi khoa thuộc Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em TP HCM, cho biết nôn là triệu chứng đi kèm với một số bệnh lý như rối loạn tiêu hoá, rối loạn tâm lý, viêm họng, cảm cúm, ho có đờm... Cho bé ăn không đúng cách cũng có thể gây nôn. Ngoài ra, nôn còn là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não... Thế nhưng, nhiều phụ huynh lại không ý thức được điều này. Cứ thấy con nôn là họ ra hiệu mua ngay thuốc chống nôn về nạp, không cần biết trẻ mắc bệnh gì. Việc dùng thuốc tuỳ tiện như vậy rất dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, với những trường hợp trẻ mắc bệnh nặng, thuốc sẽ làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Lạm dụng thuốc chống nôn Theo khảo sát của bác sĩ Bạch Văn Cam, Bệnh viện Nhi đồng 1, phần lớn các trẻ ngộ độc thuốc chống nôn được cấp cứu tại đây đã dùng thuốc thương hiệu Primperan và Delagrande. Những thuốc này được bào chế từ biệt dược Metoclopraminde nồng độ thấp, có tác dụng củng cố cơ vòng thực quản dưới, làm tăng sự vận động đoạn trên ống tiêu hoá. Chính vì vậy, Metoclopraminde chỉ được dùng trong các trường hợp như hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, nội soi ruột non và dự phòng gây nôn khi trị liệu ung thư. Thuốc không có chỉ định dùng cho nôn mửa thông thường. Cuốn Y văn thế giới cũng nhắc nhở rằng việc dùng Metoclopraminde cho trẻ em dù có đúng bệnh cũng phải cẩn thận vì rất dễ gây ra phản ứng ngoại tháp với các biểu hiện như trợn mắt nhìn lên, ưỡn người. Khi đưa trẻ em có những triệu chứng này vào cấp cứu mà không khai báo là dùng Metoclopraminde thì các bác sĩ rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý viêm màng não, hạ kali máu, hạ đường huyết, sốt cao co giật... Việc chẩn đoán nhầm sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nguy hiểm do điều trị không đúng hướng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc chống nôn.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngộ độc thuốc nguyên nhân ngộ độc thuốc tác hại của ngộ độc thuốc sức khỏe trẻ em y học cơ sở kiến thức y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 156 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 145 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 121 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 104 0 0 -
4 trang 99 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 97 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 74 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 66 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 56 1 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 55 0 0