![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cạnh tranh Trung Quốc - Nhật trong hợp tác năng lượng với Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.39 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung phân tích quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với nguồn tài nguyên dầu khí của Nga, từ đó đưa ra những nhận xét về mối quan hệ song phương Nga-Trung, Nga-Nhật và quan hệ tay ba Nga-Trung-Nhật trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cạnh tranh Trung Quốc - Nhật trong hợp tác năng lượng với Nga những năm đầu thế kỷ XXI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 CẠNH TRANH TRUNG QUỐC - NHẬT TRONG HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG VỚI NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI PHAN THỊ THANH SANG Trường THPT Võ Văn Kiệt, TP Hồ Chí Minh Học viên Cao học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: sangsiro5394@gmail.com Tóm tắt: Nếu trong thế kỷ XIX, than đá nắm giữ vị thế “ông hoàng” thì bước sang thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, dầu khí đã soán ngôi than đá một cách ngoạn mục, trở thành nguồn tài nguyên mà bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm. Đối với các nền kinh tế lớn ở Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản, dầu khí là “món hàng” mà đôi bên đều muốn có nhưng lại không sở hữu được trữ lượng lớn, trong khi nước láng giềng Nga lại có trữ lượng hết sức dồi dào. Do đó, để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và phát triển kinh tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều mong muốn sở hữu phần lớn lượng tài nguyên dầu khí phía Đông của Nga. Bài viết này tập trung phân tích quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với nguồn tài nguyên dầu khí của Nga, từ đó đưa ra những nhận xét về mối quan hệ song phương Nga-Trung, Nga-Nhật và quan hệ tay ba Nga-Trung-Nhật trong tương lai. Từ khóa: Dầu khí, hợp tác năng lượng, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. 1. TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN VÀ NHU CẦU HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG VỚI NGA 1.1. Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có nhu cầu lớn về dầu khí nhưng than vẫn là nguồn năng lượng giữ vị trí quan trọng chiếm đến 70%. Tuy nhiên, xu hướng tiêu thụ khí đốt đang tăng nhanh chóng. Dự báo đến 2030, khí đốt sẽ chiếm 12% trong cơ cấu năng lượng của nước này [5, tr. 1]. Hơn nữa, rất nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc không thể sử dụng than đá mà chỉ có thể sử dụng dầu khí. Đó là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu như giao thông vận tải, quốc phòng, hàng không. Do vậy, Trung Quốc cần cân bằng sử dụng các nguồn nguyên liệu và đặc biệt chú trọng dầu khí. Bắt đầu từ năm 1993, nhu cầu năng lượng phục vụ cho nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn. Từ nước xuất khẩu, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu năng lượng với mức tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2003, Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia tiêu thụ xăng dầu đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) với số lượng lên đến 5,36 triệu thùng. Năm 2010, nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc tiếp tục tăng, chiếm 61% tổng nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2010 và có thể lên tới 77% năm 2020 [4]. Yêu cầu ổn định nguồn cung cấp năng lượng buộc Trung Quốc phải tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành vấn đề cấp bách đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này. Về khí đốt, theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), trong vòng 20 năm tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần, đến năm 2035, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu 40% lượng khí tiêu thụ, Trung Quốc nhiều khả năng là nhân tố chính trên thị trường nhập khẩu khí đốt toàn cầu trong hai thập kỷ tới (xem bảng 1). Một phương án khác của Trung Quốc là tăng cường sản xuất khí đốt trong nước. Tuy nhiên, do địa chất không thuận lợi, thiếu nguồn nước và các vướng mắc về thể chế (ví dụ như sự giới hạn tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và quy trình đấu thầu thiếu công bằng tại 64 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 các mỏ mới) khiến cho triển vọng sản xuất khí đốt trong nước không có hiệu quả trên thực tế. Việc Trung Quốc tăng cường nhập khí đốt trở thành một lựa chọn trong thực tế. Nếu nhập khẩu với khối lượng đủ lớn, Trung Quốc có thể nâng vị thế trong đàm phán giá cả trên thị trường LNG1 trực tiếp thông qua đàm phán với các nhà cung ứng và gián tiếp bằng việc giảm giá trên thị trường LNG giao ngay. Bảng 1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc trong tương lai Sản xuất Tiêu thụ Nhập khẩu thực tế Tỷ lệ nhập khẩu (tỷ m3) (tỷ m3) (tỷ m3) (%) 2000 26.6 24.5 2.0 0.0 2011 101.2 128.8 -27.6 21.4 2030 449.7 541.7 -92.0 17.0 Nguồn: Bill White, Stakes Are Big in Russia-China Gas Supply Talks (Alaska Natural Gas Transportation Projects: Office of the Regional Coordinator, February 11, 2003) Trong bối cảnh đó, cùng với các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nhận thấy, nguồn trữ lượng dầu khí dồi dào của Nga thuộc hàng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia, đặc biệt khu vực Siberia có biên giới giáp với Trung Quốc là một trong những “rốn” dầu mỏ và khí thiên nhiên lớn. Với vị trí địa - kinh tế quan trọng này, Siberia trở thành địa chỉ mà Trung Quốc lựa chọn để bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt của mình. Mặt khác, hợp tác năng lượng với Nga trong lĩnh vực dầu khí phù hợp với chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc nhằm đa dạng hóa cung cấp năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể được tóm tắt với 5 mục tiêu sau: (1) Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng; (2) Thực hiện chính sách “đi ra ngoài” để tìm kiếm các nguồn năng lượng; (3) Coi trọng h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cạnh tranh Trung Quốc - Nhật trong hợp tác năng lượng với Nga những năm đầu thế kỷ XXI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 CẠNH TRANH TRUNG QUỐC - NHẬT TRONG HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG VỚI NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI PHAN THỊ THANH SANG Trường THPT Võ Văn Kiệt, TP Hồ Chí Minh Học viên Cao học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: sangsiro5394@gmail.com Tóm tắt: Nếu trong thế kỷ XIX, than đá nắm giữ vị thế “ông hoàng” thì bước sang thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, dầu khí đã soán ngôi than đá một cách ngoạn mục, trở thành nguồn tài nguyên mà bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm. Đối với các nền kinh tế lớn ở Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản, dầu khí là “món hàng” mà đôi bên đều muốn có nhưng lại không sở hữu được trữ lượng lớn, trong khi nước láng giềng Nga lại có trữ lượng hết sức dồi dào. Do đó, để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và phát triển kinh tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều mong muốn sở hữu phần lớn lượng tài nguyên dầu khí phía Đông của Nga. Bài viết này tập trung phân tích quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với nguồn tài nguyên dầu khí của Nga, từ đó đưa ra những nhận xét về mối quan hệ song phương Nga-Trung, Nga-Nhật và quan hệ tay ba Nga-Trung-Nhật trong tương lai. Từ khóa: Dầu khí, hợp tác năng lượng, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. 1. TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN VÀ NHU CẦU HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG VỚI NGA 1.1. Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có nhu cầu lớn về dầu khí nhưng than vẫn là nguồn năng lượng giữ vị trí quan trọng chiếm đến 70%. Tuy nhiên, xu hướng tiêu thụ khí đốt đang tăng nhanh chóng. Dự báo đến 2030, khí đốt sẽ chiếm 12% trong cơ cấu năng lượng của nước này [5, tr. 1]. Hơn nữa, rất nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc không thể sử dụng than đá mà chỉ có thể sử dụng dầu khí. Đó là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu như giao thông vận tải, quốc phòng, hàng không. Do vậy, Trung Quốc cần cân bằng sử dụng các nguồn nguyên liệu và đặc biệt chú trọng dầu khí. Bắt đầu từ năm 1993, nhu cầu năng lượng phục vụ cho nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn. Từ nước xuất khẩu, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu năng lượng với mức tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2003, Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia tiêu thụ xăng dầu đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) với số lượng lên đến 5,36 triệu thùng. Năm 2010, nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc tiếp tục tăng, chiếm 61% tổng nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2010 và có thể lên tới 77% năm 2020 [4]. Yêu cầu ổn định nguồn cung cấp năng lượng buộc Trung Quốc phải tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành vấn đề cấp bách đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này. Về khí đốt, theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), trong vòng 20 năm tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần, đến năm 2035, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu 40% lượng khí tiêu thụ, Trung Quốc nhiều khả năng là nhân tố chính trên thị trường nhập khẩu khí đốt toàn cầu trong hai thập kỷ tới (xem bảng 1). Một phương án khác của Trung Quốc là tăng cường sản xuất khí đốt trong nước. Tuy nhiên, do địa chất không thuận lợi, thiếu nguồn nước và các vướng mắc về thể chế (ví dụ như sự giới hạn tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và quy trình đấu thầu thiếu công bằng tại 64 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 các mỏ mới) khiến cho triển vọng sản xuất khí đốt trong nước không có hiệu quả trên thực tế. Việc Trung Quốc tăng cường nhập khí đốt trở thành một lựa chọn trong thực tế. Nếu nhập khẩu với khối lượng đủ lớn, Trung Quốc có thể nâng vị thế trong đàm phán giá cả trên thị trường LNG1 trực tiếp thông qua đàm phán với các nhà cung ứng và gián tiếp bằng việc giảm giá trên thị trường LNG giao ngay. Bảng 1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc trong tương lai Sản xuất Tiêu thụ Nhập khẩu thực tế Tỷ lệ nhập khẩu (tỷ m3) (tỷ m3) (tỷ m3) (%) 2000 26.6 24.5 2.0 0.0 2011 101.2 128.8 -27.6 21.4 2030 449.7 541.7 -92.0 17.0 Nguồn: Bill White, Stakes Are Big in Russia-China Gas Supply Talks (Alaska Natural Gas Transportation Projects: Office of the Regional Coordinator, February 11, 2003) Trong bối cảnh đó, cùng với các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nhận thấy, nguồn trữ lượng dầu khí dồi dào của Nga thuộc hàng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia, đặc biệt khu vực Siberia có biên giới giáp với Trung Quốc là một trong những “rốn” dầu mỏ và khí thiên nhiên lớn. Với vị trí địa - kinh tế quan trọng này, Siberia trở thành địa chỉ mà Trung Quốc lựa chọn để bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt của mình. Mặt khác, hợp tác năng lượng với Nga trong lĩnh vực dầu khí phù hợp với chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc nhằm đa dạng hóa cung cấp năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể được tóm tắt với 5 mục tiêu sau: (1) Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng; (2) Thực hiện chính sách “đi ra ngoài” để tìm kiếm các nguồn năng lượng; (3) Coi trọng h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hợp tác năng lượng Tài nguyên dầu khí An ninh năng lượng Chính sách ngoại giao năng lượng Hệ thống năng lượng quốc tếTài liệu liên quan:
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm và sử dụng năng lượng sạch của giới trẻ Việt Nam
10 trang 65 0 0 -
Nghiên cứu phương pháp dự báo sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời
3 trang 39 0 0 -
Thành quả và triển vọng 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Phần 1
75 trang 39 0 0 -
Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển điện khí LNG
4 trang 39 0 0 -
18 trang 33 0 0
-
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng cho phát triển đô thị bền vững
12 trang 33 0 0 -
9 trang 30 0 0
-
Nâng cao trị số octan của xăng RON 90 bằng phụ gia Chimec Fa 162 và ethanol
4 trang 29 0 0 -
Báo cáo biến đổi khí hậu: Tác động và các giải pháp thích ứng
37 trang 29 0 0 -
Sự điều chỉnh chính sách của Mĩ đối với Trung Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump
11 trang 28 0 0