Danh mục

Cao Huy Thuần – người đánh thức lương tâm của thời đại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.03 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cao Huy Thuần đã rút những lời gan ruột về chức phận của người trí thức giữa thời đại mình như thế. Những tản văn trong “Chuyện trò” của ông đã thể hiện nhất quán tinh thần “đánh thức” và “không cho xã hội ngủ”, phản chiếu sâu sắc một “lương tâm của thời đại”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cao Huy Thuần – người đánh thức lương tâm của thời đạiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 25 CAO HUY THUẦN – NGƯỜI ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CỦA THỜI ĐẠI Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: “… Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai. Bởi vì trí thức không có vai trò nào khác: họ là, và chỉ là, lương tâm của thời đại” (Giữa trời và đất). Cao Huy Thuần đã rút những lời gan ruột về chức phận của người trí thức giữa thời đại mình như thế. Những tản văn trong “Chuyện trò” của ông đã thể hiện nhất quán tinh thần “đánh thức” và “không cho xã hội ngủ”, phản chiếu sâu sắc một “lương tâm của thời đại”. Nếu Nguyễn Tuân được coi là “Một định nghĩa về người cầm bút” (Vương Trí Nhàn) thì Cao Huy Thuần cũng xứng đáng được coi là một định nghĩa về người trí thức của thời đại. Từ khóa: Cao Huy Thuần, tản văn, Chuyện trò, lương tâm, trí thức. Nhận bài ngày 15.4.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Email: ntthuyen@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Cao Huy Thuần là ai? Không khó để tìm kiếm thông tin về nhà văn với những cuốnsách được các Nhà xuất bản tên tuổi phát hành và tái bản thời gian gần đây. Ông là ngườiPháp gốc Việt, hiện là giáo sư về ngành Chính trị học tại Đại học Picardie, Pháp. Cao HuyThuần sinh tại Huế. Trước khi du học tại Pháp, ông học đại học Luật Sài Gòn (1955-1960),dạy Đại học Huế (1962-1964) và xuất bản tờ báo Lập trường (1964). Đầu năm 1969, ôngbảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vềCộng đồng Âu châu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại họcPicardie. Cao Huy Thuần thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnhvực chính trị, xã hội. Tuy nhiên, độc giả Việt Nam biết đến ông với tư cách một nhà văngiàu suy tưởng hơn là vai trò một giáo sư nghiên cứu về quan hệ quốc tế, chính trị, tôngiáo. Riêng ở mảng sáng tác văn chương, về cơ bản, ông là “một cây bút quen thuộc trongcộng đồng tiếng Việt, đặc biệt gần với những ai có quan hệ trực tiếp hoặc có mối quan tâmtới đạo Phật và văn hóa Phật giáo” (Nguyễn Duy). Tác phẩm của ông về mảng này gồm26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInhững cuốn sách nghiên cứu về tôn giáo (Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta -2000; Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 - 2002;Tôn giáo và xã hội hiện đại - 2006; Nắng và Hoa - 2006; Thấy Phật - 2009…) hoặc nhữngcuốn sách mà từ góc nhìn trí thức, tác giả vừa bày tỏ những suy tư đầy trải nghiệm vừa cầnmẫn làm công việc khảo luận về văn hóa (Từ Đông sang Tây (chủ biên) - 2005; Thế giớiquanh ta - 2007; Nhật ký sen trắng - 2014)... Cao Huy Thuần không chỉ dồn tâm vào các công trình nghiên cứu, cũng không dừnglại ở “bệnh nghề nghiệp” với hàng loạt bài báo, bài giảng, các tập sách có phong cách vănchương luận đề bộc lộ rõ chất văn chương nghệ sĩ trong một nhà giáo, ông còn có cuộc“dạo chơi” thú vị qua mảng tản văn. Ở thể loại này, nhà văn đã kịp đóng dấu vào trí nhớcủa độc giả bằng hai tập: Chuyện trò (2012, tái bản 2016) và Sợi tơ nhện (2015).2. NỘI DUNG2.1. Chuyện trò - một tập tản văn không chỉ đem lại cảm giác dày dặn về thị giác do sốlượng trang viết mà còn hấp dẫn ngay từ những trang đầu tiên bởi giọng điệu ôn tồn, nhỏnhẹ, gần gũi với độc giả như chính nhan đề tập sách gợi mở. Đọc tới trang cuối, người đọclại rơi vào trạng thái bộn bề cảm xúc bởi 21 tản văn là sự dồn nén tầng tầng lớp lớp nhữngtán lá suy tư của sự sống đời thường, chất chứa những sắc thái tâm trạng khác nhau.Nhưng bởi tâm đắc với luận đề “… Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là tríthức”, nên khi đọc mỗi tản văn của ông, tôi cố gắng đi tìm đáp án cho câu hỏi: Cao HuyThuần đã, đang và sẽ quan tâm mổ xẻ rồi “đánh thức” những điều gì trong đời sống củachúng ta, thời đại của chúng ta? Mở đầu tập sách là câu chuyện Sợi tóc. Chiếm tới hai phần ba dung lượng ngôn ngữdành để kể lại câu chuyện về người đàn bà đẹp, vô tình liên quan tới cái chết của hai ngườiđàn ông, một là chồng, một là bạn. Người đàn bà tránh được vụ điều tra án mạng rất có thểđẩy bà ta vào vòng lao lý nếu không được một nhà sư khai dối. Khi mà cả xã hội sôi sụclên trước những câu chuyện về những kẻ đội lốt thầy tu làm những việc xúc phạm Phậtgiáo, vấy bẩn chốn tâm linh thì đọc tới chi tiết nhà sư nọ khai với cảnh sát những điềungược sự thật với “nét mặt điềm nhiên” và thái độ quả quyết “trước sau như một”, người tadễ quy chụp cái mũ xấu xa vào nhà tu hành này. Song phần cuối truyện, bài báo của nhà sưluận về Nói dối lại dắt tay người đọc đi tới câu hỏi không dễ trả lời: Thế nào là nói dối? Cóthực nếu nguyên tắc “không nói dối” được áp dụng một cách tuyệt đối thì xã hội không thểtồn tại? Trong trường hợp này, nhà sư kia có sai không khi nói dối cảnh sát, có vi phạmnguyên tắc ngũ giới của nhà Phật? Khi nhà sư che giấu cho người đàn bà đẹp vô tội là ôngTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 27thành thực với lòng thương xót và những suy nghĩ nhân văn trong lòng mình, vậy có phảilà không nói dối? Sợi tóc thực chất là chuyện của khoảng cách - ranh giới mong manh “từ nguyên tắcqua ngoại lệ”. Đặt vào lý lẽ nhân vật nhà sư, Cao Huy Thuần bày tỏ quan điểm về cái sựđôi lúc nói dối được chấp nhận như một điều cần thiết, rất cần thiết. “Có những trường hợpbuộc ta phải nói dối vì thương xót, vì lịch sự, vì để cứu một mạng người hoặc để tránh hậuquả xấu hơn. Ông bắt đầu như vậy và tiếp tục bác bỏ những quy tắc luân lý bất di bất dịch,thay thế bằng thứ đạo đức mềm dẻo, uyển chuyển, thích ứng với nhiều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: