Cấp nước bền vững thích ứng điều kiện khan hiếm nước khu vực Nam Trung bộ: Thách thức và giải pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp nước bền vững thích ứng điều kiện khan hiếm nước khu vực Nam Trung bộ: Thách thức và giải pháp 539 CẤP NƢỚC BỀN VỮNG THÍCH ỨNG ĐIỀU KIỆN KHAN HIẾM NƢỚC KHU VỰC NAM TRUNG BỘ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP Vũ Mạnh Hải*, Nguyễn Ton Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Tóm tắt Tài nguyên nƣớc nói chung và tài nguyên nƣớc dƣới đất nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Cùng với gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là sự gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên nƣớc, bao gồm tài nguyên nƣớc dƣới đất. Trong khi đó, tài nguyên nƣớc, đặc biệt là tài nguyên nƣớc nhạt phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là hữu hạn. Điều này làm cho các nguồn tài nguyên nƣớc tại nhiều nơi bị khai thác quá mức, phải đối mặt với nguy cơ bị cạn kiệt, cũng nhƣ các vấn đề tiêu cực khác, nhƣ: hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, nhiễm bẩn, sụt lún mặt đất liên quan đến khai thác nƣớc ngầm quá mức, v.v... Do vậy, việc đánh giá đƣợc đặc điểm các nguồn tài nguyên nƣớc, đánh giá đƣợc thách thức và đề ra các giải pháp hành động hợp lý để phát triển các nguồn nƣớc, bao gồm cả nƣớc dƣới đất, đáp ứng các nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có ý nghĩa to lớn. Khu vực Nam Trung Bộ là một trong những khu vực có điều kiện khó khăn của cả nƣớc, đặc biệt là những khó khăn liên quan đến việc thiếu hụt nguồn nƣớc. Nội dung bài báo này sẽ trình bày về những khó khăn, thách thức của việc thiếu hụt nguồn nƣớc và những hành động ứng phó nhằm đảm bảo cấp nƣớc bền vững của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Từ khóa: Nam Trung Bộ, cạn kiệt, hạn hán, xâm nhập mặn. 1. Đặt vấn đề Tài nguyên nƣớc nói chung, tài nguyên nƣớc dƣới đất nói riêng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phƣơng, khu vực, quốc gia. Gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội kéo theo gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên nƣớc cho các mục đích khác nhau, bao gồm ăn uống sinh hoạt và cho sản xuất. Trong khi đó, tài nguyên nƣớc, đặc biệt là tài nguyên nƣớc nhạt cho các nhu cầu của đời sống xã hội là hữu hạn. Điều này làm cho tài nguyên nƣớc ở nhiều nơi bị khai thác quá mức và phải đối mặt với tình trạng suy thoái cả về lƣợng (cạn kiệt, hạn hán, v.v…), về chất (ô nhiễm, nhiễm mặn,…) và các vấn đề có liên quan khác (ví dụ: sụt lún mặt đất do khác thác nƣớc ngầm quá mức). Do vậy, việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên nƣớc trở thành vấn đề quan trọng trong chiến lƣợc phát triển bền vững của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là tại các khu vực ven biển nhƣ khu vực cực Nam Trung Bộ, nơi các tầng chứa nƣớc có bề dày mỏng, diện phân bố nhỏ hẹp và nhiều nơi bị nhiễm mặn. Để giải quyết những khó khăn cho ngƣời dân do việc thiếu nƣớc gây ra, đặc biệt là nguồn nƣớc cho sinh hoạt, nhiều đề tài, dự án đã đƣợc Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cùng các Bộ, ngành liên quan và địa phƣơng triển khai thực hiện nhằm tìm kiếm các nguồn nƣớc đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng ở khu vực này để phục vụ ngƣời dân. Tiêu biểu có thể kể đến đề án “Điều tra đánh giá nƣớc dƣới đất các vùng đặc biệt thiếu nƣớc sinh hoạt thuộc các tỉnh Ninh * Ngày nhận bài: 27/02/2022; Ngày phản biện: 29/3/2022; Ngày chấp nhận đăng: 14/4/2022 * Tác giả liên hệ:Email: manhhai1304@yahoo.com 540 Thuận và Bình Thuận” (từ năm 2007 đến 2012, theo Quyết định 860/QĐ-BTNMT ngày 01/6/2007); dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nƣớc dƣới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nƣớc” thuộc Chƣơng trình điều tra, tìm kiếm nguồn nƣớc dƣới đất để cung cấp nƣớc sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nƣớc tại 325 vùng (Quyết định số 3286/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2015 và Quyết định số 3318/QĐ-BTNMT ngày 27/12/2019, từ năm 2016). Bài báo này trình bày những khó khăn, thách thức do thiếu hụt nguồn nƣớc và một số hành động ứng phó nhằm đảm bảo cấp nƣớc bền vững ở khu vực Nam Trung Bộ dựa trên kết quả thực hiện hai dự án nêu trên do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc miền Trung thực hiện, cùng một số tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu có liên quan khác tại khu vực Nam Trung Bộ. 2. Khó khăn, thách thức của vấn đề khan hiếm nước vùng nghiên cứu Nam Trung Bộ Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên nƣớc đƣợc xem là nguyên nhân chính làm nảy sinh các vấn đề nhƣ hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, nhiễm bẩn, sụt lún mặt đất liên quan đến khai thác nƣớc dƣới đất quá mức, v.v... Những vấn đề này đã, đang và sẽ là những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến sự phát triển toàn diện của các địa phƣơng, khu vực. Chúng đƣợc đánh giá là càng trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng với đặc trƣng lƣợng mƣa giảm và quá trình xâm nhập mặn tăng. Đặc biệt là các khu vực ven biển, trữ lƣợng nƣớc nhạt trong các tầng chứa nƣớc dƣới đất bị suy giảm nghiêm trọng do lƣợng mƣa giảm nên lƣợng bổ cập cũng giảm và quá trình xâm nhập mặn tăng làm cho diện tích vùng nƣớc nhạt bị suy giảm. Khu vực Nam Trung Bộ (gồm các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) là một trong những nơi có điều kiện khó khăn của nƣớc ta, đặc biệt là những khó khăn liên quan đến thiếu hụt nguồn nƣớc gây ra. Ở khu vực này, nƣớc mặt tồn tại trong các sông suối thƣờng bị cạn kiệt vào mùa khô; nƣớc dƣới đất thƣờng tồn tại trong các tầng chứa nƣớc có bề dày mỏng, diện phân bố hạn chế ở các đồng bằng ven biển và thƣờng bị nhiễm mặn vùng ven biển, hoặc nằm sâu dƣới mặt đất tại những đới dập vỡ nứt nẻ mà điều kiện tìm kiếm, khai thác không hề đơn giản đối với ngƣời dân. Trong những năm gần đây, các tỉnh Nam Trung Bộ luôn phải hứng chịu những thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn gây ra với mức độ ngày càng khốc liệt, dẫn đến nguồn nƣớc cho sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp thiếu hụt trầm trọng, đời sống ngƣời dân vô cùng khó khăn. Theo thống kê của các địa phƣơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội nghị khoa học toàn quốc ACEA-VietGeo Cấp nước bền vững Điều kiện khan hiếm nước Tài nguyên nước dưới đất Hiện tượng xâm nhập mặn Hiện tượng sụt lún mặt đất Khai thác nước ngầm Thiếu hụt nguồn nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đánh giá khả năng làm việc an toàn của cọc đóng/ép do sai lệch vị trí trong quá trình thi công
9 trang 239 0 0 -
Đặc điểm sự cố thấm mất nước tại đập chính hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên và giải pháp gia cố, cải tạo
10 trang 80 0 0 -
209 trang 46 0 0
-
Đánh giá hiện trạng và tác động của các tai biến địa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
13 trang 44 0 0 -
Đặc điểm trượt đất quy mô lớn tại phường B'Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
8 trang 42 0 0 -
9 trang 41 0 0
-
Tổng quan một số tính chất cơ học của hỗn hợp bê tông và bê tông có chứa cốt sợi nhựa
8 trang 38 0 0 -
Gia cố dầm bê tông cốt thép bằng công nghệ FRP và ứng dụng vào dầm đỡ cột anten dây co trên mái nhà
7 trang 37 0 0 -
Mô hình phân cấp thứ bậc (AHP): Ứng dụng trong xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm với xâm nhập mặn
9 trang 36 0 0 -
Setting the cash-flow statement of the construction investment project under inflation condition
7 trang 36 0 0 -
Tài nguyên nước dưới đất tại quần đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang và giải pháp khai thác bền vững
12 trang 35 0 0 -
7 trang 33 0 0
-
Bàn về các phương pháp phân vùng dự báo trượt lở ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám ở Việt Nam
14 trang 32 0 0 -
Chất kết dính trong xây dựng sản xuất từ phản ứng của chất kiềm hoạt tính với tro trấu
8 trang 31 0 0 -
Một số đặc tính xây dựng của đất loại sét yếu holocen khu vực ven biển Bắc Trung bộ
10 trang 31 0 0 -
8 trang 31 0 0
-
1 trang 30 0 0
-
Ứng dụng công nghệ khoan ngang trong xử lý trượt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
10 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của nước ngầm đến độ lún bề mặt khi xây dựng đường hầm
9 trang 30 0 0 -
Kỹ thuật khai thác nước ngầm - Phần 2
5 trang 29 0 0