Danh mục

Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính 2010

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình - Sai, chỉ có kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính 2010 Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính 2010 1. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục tr ưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình -> Sai, chỉ có kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình 2. Người bị kiện trong khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống phải là thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước -> Sai, trường hợp kỷ luật buộc thôi việc công chức ở đơn vị sự nghiệp như hiệu phó trường đại học luật thì người bị kiện trong khiếu kiện quyết định kỷ luạt buộc thôi việc là hiệu trưởng tức thủ trưởng của đơn vị sự nghiệp, chứ không phải là thủ trưởng của cơ quan hành chính nhà nước.??? 3. Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính phải là Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước -> Sai, Quyết định hành chính có thể do cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành chứ không nhất thiết phải là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước. 4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục Tố tụng hành chính. -> Sai, có thể được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo. 5. Nơi cư trú của cá nhân khởi kiện không là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính -> Sai, trường hợp cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ thì tòa án có thẩm quyền giai quyết là tòa án đặt nơi cư trú của cá nhận khởi kiện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá nhân, hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở (nếu người khởi kiện là tổ chức) 6. Tòa Hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những Quyết định hành chính, hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong Cơ quan nhà nước trên cùng lănh thổ với Tòa án -> Sai, tòa hành chính tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của các cơ quan nhà nước ở trung ương tức không cùng lãnh thổ với tòa án. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN 1) Câu hỏi tự luận: 1. Cơ quan THTT gồm những cơ quan nào? Có gồm cơ quan thi hành án dân s ự hay không? Vì sao? 2. Việc phân biệt cơ quan THTT và người THTT có căn cứ hay không? Vì sao trước đây Pháp lệnh TTGQCVAHC không quy định cơ quan THTT? So sánh với Bộ luật TTHS và Bộ luật TTDS? 3. Vì sao Tòa án nhân dân là cơ quan THTT? 4. Vì sao VKSND là cơ quan THTT? 5. Tư cách người tiến hành TTHC của Chánh án TAND thể hiện như thế nào? 6. Tư cách người tiến hành TTHC của Thẩm phán thể hiện như thế nào? 7. Tư cách người tiến hành TTHC của Hội thẩm nhân dân thể hiện như thế nào? 8. Tư cách người tiến hành TTHC của Thư ký Tòa án thể hiện như thế nào? 9. Tư cách người tiến hành TTHC của Viện trưởng VKSND thể hiện như thế nào? 10. Tư cách người tiến hành TTHC của Kiểm sát viên thể hiện như thế nào? 11. So sánh mức độ quy định về quyền và nghĩa vụ của những người THTT theo Bộ luật TTDS và Bộ luật TTHS với Pháp lệnh TTGQCVAHC, Luật TTHC và nêu nhận xét của mình. 12. Vì sao phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng? 13. Căn cứ từ chối, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án khác nhau như thế nào? 14. Lấy ví dụ về trường hợp Tòa án cấp trên hủy bản án của tòa án cấp dưới vì vi phạm yêu cầu về thay đổi thẩm phán? 15. Nêu quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện. Người khởi kiện có quyền rút đơn khởi kiện hay không? Tại giai đoạn nào? 16. Người khởi kiện có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra hay không? 17. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ hay không? Lấy ví dụ? 18. Lấy ví dụ về người khởi kiện trong lĩnh vực quản lý đất đai, lĩnh vực thuế, hoặc lĩnh vực khác. 19. Người bị kiện là cơ quan, tổ chức nhà nước thì thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào? 20. Lấy ví dụ về người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức nhà nước? 21. Lấy ví dụ về người bị kiện trong một vụ án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. 22. Lấy ví dụ về người bị kiện trong một vụ án hành chính trong lĩnh vực thuế. 23. Người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định h ành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, khắc phục hành vi hành chính bị khiếu kiện hay không? 24. Lấy ví dụ về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 25. Lấy ví dụ về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. 26. Lấy ví dụ về người đại diện theo pháp luật của người bị kiện là cơ quan nhà nước. 27. Lấy ví dụ về người đại diện theo ủy quyền trong một vụ án hành chính. 28. Lấy ví dụ về trường hợp người kế thừa quyền và nghĩa vụ của pháp nhân 29. Người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi nào. 30. Tại sao người làm chứng, người giám định, người phiên dịch lại là người tham gia tố tụng? Họ có phải từ chối hoặc bị thay đổi hay không? 2) Câu hỏi nhận định: Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? 1. Cơ quan thi hành án dân sự cũng là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính? -> Sai, Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính phải là tòa án hành chính. ??? 2. Hội thẩm nhân dân có tất cả các quyền và nghĩa vụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: