![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Câu hỏi ôn tập Công pháp quốc tế - 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi ôn tập Công pháp quốc tế - 2 Câu hỏi ôn tập Công pháp quốc tế - 2 10.Cơ sở để công nhận chính phủ Defacto (chính phủ thực tế đó) là hợp pháp Công nhận trong luật quốc tế hiện đại được hiểu là hành vi pháp lí mang tính chính trị của quốc gia công nhận, dựa trên ý chí độc lập của các bên công nhận nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối chủ trương chính sách, chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia được công nhận, tạo tiền đề cho việc thiết lập các quan hệ pháp lí quốc tế, mong muốn thiết lập quan hệ b ình thường với quốc gia được công nhận. Hình thức công nhận chính phủ Defacto: là hình thức công nhận chính thức nhưng ở mức độ không đầy đủ & toàn diện có nghĩa là quan hệ với nhau ở một vài lĩnh vực nào đó. Việc công nhận quốc gia mới này bao hàm cả việc công nhận chính phủ mới nằm trong quốc gia đó. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai thể loại, song trong sự trùng lắp đó tồn tại sự đối lập nhau vì quốc gia mới vẫn là một ,nhưng chính phủ mới có thể thay đổi. Chính phủ mới ra đời có 2 loại: Ø Chính phủ hợp hiến hợp pháp (chính phủ De Jure) chính phủ này được thành lập thông qua qui định trong hiến pháp hoặc trong pháp luật quốc gia đó. Những chính phủ này được thông qua trong việc bầu cử, luật quốc tế hiện đại không đặt ra việc công nhận chính phủ hợp hiến hợp pháp.(VD: HP Pháp qui định 7 năm bầu tổng thống một lần, tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ) Ø Chính phủ thực tế (chính phủ De Facto ): chính phủ này được thành lập không phù hợp với hiến pháp & pháp luật của quốc gia đó ,được thành lập thông qua cuộc đảo chính, luật quốc tế hiện đại chỉ đặt ra việc công nhận chính phủ De Facto (VD: 5/ 97 Tướng quân Cavena lật đổ tống thống nước Côngô, làm tống thống phải tị nạn ở nước ngoài & chết ở nước ngoài) Công nhận chính phủ mới này không phải là công nhận chủ thể mới của luật quốc tế mà là công nhận người đại diện “ hợp pháp” cho một quốc gia trong bang giao quốc tế. Sự công nhận chính phủ thực tế (CP Defacto) là hợp pháp phải dựa trên những tiêu chí sau: ü Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhdân tự nguyện, tự giác ủng hộ. ü Chính phủ mới phải khả năng duy trì & thực hiện được quyền lực của mình trong một thời gian dài ổn định, tự giải quyết được các công việc của đất nước ü Chính phủ mới phải có khả năng kiểm soát được toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ của quốc gia đó một cách độc lập & tự quản lí được mọi công việc của quốc gia. Căn cứ vào 3 điều kiện trên, tùy thuộc vào sự nhìn nhận của từng quốc gia để có sự công nhận chính phủ thực tế đó là hợp pháp, điều này cũng có nghĩa là sẽ có những quốc gia công nhận thực tế đó là hợp pháp nhưng cũng có những quốc gia sẽ không công nhận thực tế đó. 11.So sánh phê chuẩn, phê duyệt & gia nhập · Phê chuẩn là sự đồng ý chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên ký kết (thông thường là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước đó) xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với mình. Thông thường những điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề chính trị, ANQP, biên giới lãnh thổ thì phải phê chuẩn.(VD: Ở VN vấn đề này được qui định tại điều 10 Pháp lệnh về ký kết thực hiện điều ước quốc tế năm 1993) · Phê duyệt là tuyên bố đơn phương ( hành vi pháp lí đơn phương)của cơ quan có thẩm quyền trong nước công nhận một đều ước quốc có hiệu lực đối với quốc gia mình. · Gia nhập là tuyên bố đơn phương của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, công nhận một điều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình, chính thức ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thành viên của điều ước quốc tế đó. v Giống nhau: Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập đều là hành vi đơn phương nhằm công nhận hiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Phê chuẩn, phê duyệt xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với quốc gia mình. Gia nhập chính thức ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thành viên điều ước quốc tế đó. v Khác nhau: ü Về thời điểm Thời điểm gia nhập khác với thời điểm phê chuẩn, phê duyệt. Phê chuẩn, phê duyệt được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước quốc tế, trong thời điểm kí kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp. Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra trong khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực & chỉ áp dụng đối với quốc gia chưa là thành viên tham gia ký kết điều ước quốc tế. ü Về phạm vi: Phê chuẩn, phê duyệt diễn ra cả đối với điều ước quốc tế đa phương & song phương. Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra đối với điều ước quốc tế đa phương ü Về thẩm quyền(điều 32 điêu 44): Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp là sự đồng ý chính thức của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quyền lực tối cao) của nhà nước đó. Thẩm quyền phê duyệt thuộc thẩm quyền cơ quan hành pháp, thường tiến hành ở cơ quan nhà nước thấp hơn như Chính phủ, cấp Bộ... Gia nhập thì thuộc thẩm quyền của cả cơ quan lập pháp & cơ quan hành pháp. ü Về mức độ quan trọng: điều ước quốc tế cần phải phê chuẩn ở mức độ quan trọng cao hơn, điều ước quốc tế cần phê duyệt ở mức độ quan trong thấp hơn. 12.Phân biệt bãi bỏ điều ước quốc tế & huỷ bỏ điều ước quốc tế · Bãi bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia mình. · Huỷ bỏ hiệu lực điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốc gia nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước nào đó đối với quốc gia mình mà không được qui định trong Điều ước. v Giống nhau: đều là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nào đó đôí với quốc gia mình. v Khác nhau: ü Tuyên bố hủy bỏ điều ước phải được điều ước cho phép. ü Tuyên bố bãi bỏ điều ước không cần được điều ước cho phép. Có 5 cơ sở tuyên bố hủy bỏ điều ước: Ø Có sự vi phạm về thẩm quyền & thủ tục k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật học tài liệu học luật lý thuyết luật giáo trình ngành luật bài giảng ngành luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
TÍNH HỢP LÝ CỦA VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT QUA BỘ LUẬT NAPOLEON 1804
18 trang 117 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
108 trang 114 0 0 -
Luật Tục - Tội giết người trong luật tục
22 trang 67 0 0 -
Tài liệu Luật tố tụng hành chính
0 trang 40 0 0 -
Báo cáo Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý
8 trang 40 0 0 -
Tổng hợp đề thi môn Luật ngân hàng
5 trang 40 1 0 -
48 trang 32 0 0
-
Tổng hợp đề thi môn Luật Tố tụng hành chính
24 trang 32 0 0 -
ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH – ĐỀ SỐ 3
3 trang 30 0 0 -
3 trang 29 0 0
-
Báo cáo Sự thay đổi về thu nhập của người lao động dư thừa ở Hà nội
9 trang 29 0 0 -
Báo cáo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: Nghiên cứu so sánh các tiêu chí và phương pháp
10 trang 29 0 0 -
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ & chú thích
51 trang 29 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 5
31 trang 29 0 0 -
57 trang 27 0 0
-
Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước
23 trang 26 0 0 -
Báo cáo Một số vấn đề về phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ
8 trang 26 0 0 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
33 trang 26 0 0 -
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
48 trang 25 0 0 -
LUẬN VĂN: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
104 trang 23 0 0