Cấu trúc của quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng, liên quan đến biến đổi khí hậu và thời tiết mùa ở Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình được nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) như yếu tố sinh học chỉ thị sự thay đổi khí hậu thời tiết mùa
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00011
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 80-86
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG (NINH BÌNH) NHƯ YẾU TỐ
SINH HỌC CHỈ THỊ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU THỜI TIẾT MÙA
Vũ Quang Mạnh1, Nguyễn Hải Tiến2, Trần Thị Thảo3, Đỗ Thị Hòa1,
Hà Trà My1 và Nguyễn Thị Hà1
1
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Trường Đại học Y Dược Thái Bình, tỉnh Thái Bình
3
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
Tóm tắt. Cấu trúc của quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) về đa dạng thành phần loài và đặc điểm
phân bố theo chiều thẳng đứng, liên quan đến biến đổi khí hậu và thời tiết mùa ở Vườn quốc gia
(VQG) Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình được nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2014. Kết quả
nghiên cứu là đã phát hiện được 77 loài Oribatida thuộc 42 giống và 22 họ, trong đó có 11 loài
mới định loại đến giống (sp.), và đã bổ sung 48 loài mới cho khu hệ Oribatida của VQG Cúc
Phương. Cấu trúc phân loại học cho thấy họ Galumnellidae có số lượng loài lớn nhất là 17 loài
(chiếm 22,08% tổng số loài được phát hiện) và họ Scheloribatidae với 13 loài (chiếm 16,88%).
Hai giống Scheloribates và Pergalumna được phát hiện có số loài nhiều nhất, với 10 loài và lần
lượt chiếm 12,99% tổng số loài. Kết quả phân tích cho thấy, cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh
thái đất về đa dạng thành phần loài, mật độ quần xã, đặc điểm phân bố thẳng đứng và bề mặt, độ
đa dạng loài H’, độ đồng đều J’, có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu và môi trường. Vì thế
chúng có thể được khảo sát như yếu tố chỉ thị sinh học điều kiện và sự biến đổi khí hậu cũng như
thời tiết mùa ở hệ sinh thái rừng của vùng nghiên cứu.
Từ khóa: Chỉ thị sinh học, hệ sinh thái đất, khí hậu môi trường, Ve giáp, Vườn quốc gia
Cúc Phương.
1. Mở đầu
Ve giáp (Acari: Oribatida) - một nhóm động vật đất vốn có kích thước rất nhỏ bé nhưng lại có số
lượng hết sức đông đảo trong hệ sinh thái đất và cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các chu trình
tự nhiên, các quá trình sinh học của đất, quá trình làm sạch đất khỏi bị ô nhiễm bởi các chất thải (hữu
cơ và hoá học)…. Chúng có cấu trúc nhóm phân loại đa dạng, thành phần loài và mật độ rất phong phú
nhưng còn chưa được nghiên cứu đầy đủ [1]. Oribatida là nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) có số
lượng lớn, dễ thu bắt, nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như độ chua, hàm lượng các
chất khoáng, lượng mùn và các đặc điểm cấu tạo đất… nên sự phân bố và cấu trúc quần xã Oribatida
liên quan đến biến đổi khí hậu môi trường được nghiên cứu khảo sát nhiều, làm cơ sở khoa học góp
phần đánh giá những thay đổi thời tiết theo mùa [2-4]. Đây là cơ sở khoa học của hướng nghiên cứu cấu
trúc quần xã động vật đất, như yếu tố chỉ thị sinh học và kiểm soát biến đổi khí hậu môi trường ở
Việt Nam [5-7].
Ngày nhận bài: 4/3/2015. Ngày nhận đăng: 15/5/2015.
Tác giả liên lạc: Vũ Quang Mạnh, địa chỉ e-mail: vqmanh@hnue.edu.vn
80
Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình…)
Ở Việt Nam nghiên cứu về cấu trúc quần xã động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất và
thay đổi của nó liên quan đến biến đổi khí hậu môi trường đã thu được một số kết quả quan trọng ban
đầu, làm cơ sở khoa học cho hướng nghiên cứu đánh giá biến đổi khí hậu môi trường [6, 8-12]. Tại
Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, chưa có nhiều nghiên cứu về Oribatida ở hệ sinh thái đất.
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của quần xã
Oribatida và biến đổi của nó theo sự thay đổi thời tiết mùa ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên của VQG
Cúc Phương, thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2014.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mẫu vật và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình vào 2 mùa khô và mùa mưa
trong các năm 2013 - 2014.
Mẫu nghiên cứu thu từ sinh cảnh rừng tự nhiên theo 4 tầng thẳng đứng trong đất: (+1) Xác vụn
thực vật và thảm rêu bám trên thân cây gỗ, 0 - 100 cm trên mặt thảm lá rừng, (0) Thảm lá rừng và xác
vụn thực vật phủ rêu mặt đất, (-1) Lớp đất mặt 0 - 10 cm, (-2) Lớp đất giữa 11 - 20 cm. Kích thước
mỗi mẫu đất là (5 x 5 x 10) cm³, và được thu 5 lần lặp lại cho mỗi tầng thẳng đứng. Tách lọc Oribatida
khỏi mẫu đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese-Tullgren”, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm 27 -
30°C, trong thời gian 7 ngày đêm liên tục. Phân tích xử lí và làm trong mẫu Oribatida theo phương
pháp chuyên ngành thường quy, được áp dụng đồng bộ trên thế giới và ở Việt Nam [6, 13].
Phân tích định loại Oribatida theo Balogh et Balogh (1992, 2002), Vũ Quang Mạnh (2007, 2013)
và các tài liệu liên quan khác [6, 10, 14]. Các chỉ tiêu phân tích: số lượng loài, mật độ quần thể (cá
thể/m2), chỉ số phong phú (chỉ số Margalef: d), chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon - Weiner: H’), chỉ số
đồng đều (chỉ số Piellou: J’), chỉ số ưu thế (chỉ số ưu thế nghịch của Simpson: 1 -λ’).
d = (S-1)/logN; H' = (ni / N)log(ni / N) ;
J’ = H’/logS; 1 -λ’ = 1 ni (ni 1) / [N ( N 1)]
trong đó: S là tổng số loài, N - tổng số mẫu, i - loài thứ i, n - số lượng cá thể của loài thứ i.
Các số liệu xử lí bằng phần mềm Primer - E (V6.0) và Excel 2013.
2.2. Kết quả ...