Danh mục

Cây dâu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây dâu trước kia được nhân dân ở nhiều vùng nước ta trồng rất nhiều để chăn nuôi tằm, lấy tơ dệt vải. Ngoài ra dâu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, chất mỹ phẩm bảo vệ da, trái dâu ngâm rượu làm thức uống khai vị. Tên khoa học: Morus alba L. Tên khác: Mạy môn (dân tộc Thổ); Dâu cang (dân tộc Mèo); Tầm tang. Bộ phận dùng Sử dụng toàn bộ cây dâu, gồm lá, vỏ, rễ, thân cây và trái dâu. Dâu có nhiều tác dụng tốt trong việc chữa bệnh, chưa thấy có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây dâu Cây dâu Cây dâu trước kia được nhân dân ở nhiều vùng nước ta trồng rất nhiềuđể chăn nuôi tằm, lấy tơ dệt vải. Ngoài ra dâu còn được dùng làm thuốc chữabệnh, chất mỹ phẩm bảo vệ da, trái dâu ngâm rượu làm thức uống khai vị. Tên khoa học: Morus alba L. Tên khác: Mạy môn (dân tộc Thổ); Dâu cang (dân tộc Mèo); Tầmtang. Bộ phận dùng Sử dụng toàn bộ cây dâu, gồm lá, vỏ, rễ, thân cây và trái dâu. Dâu có nhiều tác dụng tốt trong việc chữa bệnh, chưa thấy có phảnứng phụ nào, nhất là trong các sản phẩm bảo vệ da. Lá dâu gọi là Tang diệp (Folium Mori).  Vỏ rễ cây dâu gọi là Tang bạch bì (Cortex, Mori radicis).  Quả dâu gọi là Tang thầm (Fructus Mori).  Cây mọc ký sinh trên cây dâu gọi là Tang ký sinh (Ramulus loranthi). Tổ bọ ngựa trên cây dâu gọi là Tang phiêu tiêu (Ootheca mantidis). Sâu dâu: Con sâu nằm trong thân cây dâu, vốn là ấu trùng của một loại xén tóc. Cây dâu có thể cao 10-15m nếu không thu hái thường xuyên. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọnhoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từcuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quảmọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốchoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt. Các bài thuốc từ cây dâu: Tang bạch bì, tang diệp dùng làm thuốc lợi tiểu trong bệnh thủy thũng, chữa ho lâu ngày, băng huyết, hen phế quản, ho có đờm, sốt, caohuyết áp, giúp sáng mắt. Liều dùng hàng ngày từ 6-18g dưới dạng sắc haythuốc bột. Tang thầm (quả dâu): bổ thận, chữa mất ngủ, giúp ăn ngon.  Tang phiêu tiêu: chữa bệnh đường tiết niệu, di tinh, trẻ đái dầm.  Sâu dâu: chữa đau mắt. Liều từ 6-12g, cách uống như trên.  Chữa ho ra máu: tang bạch bì 600g ngâm nước vo gạo trong 3 đêm, tước nhỏ. Cho vào 250g gạo sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 2lần, mỗi lần 8g, chiêu bằng nước cơm. Ho lâu năm: lấy vỏ rễ cây dâu trộn thêm vỏ rễ cây chanh, mỗi thứ 10g, sắc uống trong ngày. Chữa động thai, đau bụng: tang ký sinh 60g, dao (hoặc cao ban long) nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước 3 bát (600ml) sắc còn 1 bát(200ml). Uống nhiều lần trong ngày. Tóc không mọc, tóc bạc: quả dâu ngâm nước, lọc lấy nước xoa vào đầu. Ðặc biệt đối với rụng tóc: tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) giã dập nhỏ, đun nước sôi 30 phút, lọc lấy nước gội đầu thường xuyên. Ngoài ra dâu còn được dùng nhiều trong các loại mỹ phẩm bảo vệ da, như sữa rửa mặt cho phụ nữ, có tác dụng giúp da tươi tắn và mịnmàng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: