Gần đây, nông dân Đà Lạt truyền tai nhau về một loại cây mới: vừa thu hoạch khoai tây, vừa thu hoạch cà chua trên cùng một gốc. Ngày 25/1, chúng tôi thăm vườn gia đình của Nguyễn Thị Trang Nhã - ở phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong một buổi thảo luận của năm học thứ hai tại trường Đại học Nông lâm TP.HCM, Nhã trình bày ý tưởng về Cây ghép một loại cây mới, được cho là “định hướng công nghệ sinh học” trong tương lai. Bước đầu, cô sinh viên gặp không ít khó khăn:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây ghép cà chua khoai tây Cây ghép cà chua - khoai tây Gần đây, nông dân Đà Lạt truyền tai nhau về một loại cây mới: vừa thu hoạch khoai tây, vừa thu hoạch cà chua trên cùng một gốc. Ngày 25/1, chúng tôi thăm vườn gia đình của Nguyễn Thị Trang Nhã - ở phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong một buổi thảo luận của năm học thứ hai tại trường Đại học Nông lâm TP.HCM, Nhã trình bày ý tưởng vềCây ghép một loại cây mới, được cho là “địnhhướng công nghệ sinh học” trong tương lai. Bước đầu, côsinh viên gặp không ít khó khăn: thiếu tài liệu, chưa cókinh nghiệm thực tế. Dù vậy, Nhã vẫn quyết tâm theođuổi ý tưởng của mình. Từ việc ghép ngọn cây cà chuatrên gốc cây khoai tây, Nhã đã cho ra đời loại cây trồngmới vừa cho thu hoạch củ khoai tây lại vừa cho trái càchua với năng suất cao, đồng thời hàm lượng các chấttrong củ khoai tây cũng như quả cà chua đều cao hơn loạicây đơn (cây chưa ghép).Cho đến khi được trồng thử nghiệm trên vườn tại Đà Lạt,loại cây “tuy 1 mà 2” này đã cho năng suất khá cao, bìnhquân đạt hơn 19 tấn củ khoai tây/ha và hơn 38 tấn càchua/ha/vụ trên cùng diện tích, trong khi hàm lượng cácchất trong củ và quả như vitamin C trong cà chua ghépđạt 8,77, còn khoai tây ghép là 0,27 (khoai tây khôngghép là 0,03); tinh bột trong cà chua ghép là 0,02 (khôngghép là 0,02), khoai tây ghép là 2,04 (không ghép là1,66)…Việc ghép và trồng thành công cây cà chua - khoai tây củaNhã không chỉ giúp tiết kiệm diện tích đất, công chămsóc, phân bón mà còn mở ra nhiều triển vọng mới về câygiống kháng bệnh.Vấn đề kháng bệnh, được rất nhiều thầy cô, nông dânquan tâm. Nhã cho biết, trước đây để tăng khả năng chốngchịu sâu bệnh, kéo dài thời gian thu hoạch cà chua cây càchua, thì người ta đã từng được trồng ghép lên gốc cà dại.Từ kết quả đó, Nhã đã hoàn thiện được quy trình ghép,trồng, chăm sóc, thu hoạch…Theo Nguyễn Thị Trang Nhã, khoai tây sau khi giâm từ23 – 25 ngày và cà chua sau khi gieo từ 17 – 22 ngàyđược tiến hành ghép. Loại cây này sau khi ghép 15 ngàycó thể đem trồng và chăm sóc bình thường như khi trồngcây không ghép. Mật độ cây ghép sống và sinh trưởng tốtđến trên 90%.Ông Nguyễn Hữu Thắng, bố của Nhã, người trực tiếptrồng thực nghiệm tại Đà Lạt cho biết, khi trồng trên diệntích đất một ha, cây trồng không ghép, hai vụ một năm, sẽcho năng suất 95 tấn cà hoặc 60 tấn khoai. Trong khi đó,cây ghép sẽ cho năng suất trên 76 tấn cà chua và 38,2 tấnkhoai tây. Sau khi trừ đi chi phí giống, phân bón, cọcgiàn...; tính giá khoai trung bình 7.000 đồng một kg và càchua 2.000 đồng một kg, người trồng thu được trên 420triệu đồng/vụ.