CÁT CÁNH (桔梗) Radix Platycodi Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Mô tả: Cây: Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răng cưa to.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÁT CÁNH Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÁT CÁNHCÁT CÁNH (桔梗)Radix PlatycodiTên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông(Campanulaceae).Mô tả:Cây: Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống mọc đốihoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răngcưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùmthưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hìnhtrứng ngược.Dược liệu: Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên cònsót lại gốc thân, có nhiều sẹo nhỏ là vết tích của rễ con, dài 5 – 15 cm, đường kính0,7 – 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn nheotheo chiều dọc và những nếp nhăn ngang. Thể chất giòn, mặt bẻ không có xơ. Mặtcắt ngang màu trắng ngà, vùng tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ, màu vàng nâunhạt; có vân như hoa cúc. Không mùi, vị ngọt sau hơi đắng.Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cátcánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), h ọ Hoa chuông(Campanulaceae).Phân bố: Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc, Liên xô cũ. Năm 1960 bộ môn dượcliệu trường đại học dược khoa Hà nội đã nhập hạt giống của nước ngoài thấy câymọc tốt, thích nghi đươc với khí hậu của nước ta nhưng chưa trồng ở quy mô lớn.Hiện nay ta còn phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.Thu hái: Vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con,rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.Tác dụng dược lý:+ Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: Cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cátcánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tácdụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).+ Tác dụng nội tiết: Nước sắc Cát cánh làm giảm đường huyết của thỏ,đặc biệttrong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (ChineseHebra Medicine).+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cátcánh, thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, giảm Cholesterol ở gan (ChineseHebra Medicine).+ Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc cát cánh có tác dụng ức chếnhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).+ Tác dụng đối với huyết học: Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2lần so với Saponin Viễn chí, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủyphân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không được dùng để chích(Chinese Hebra Medicine).+ Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, giảm đau, giải nhiệt, chốngloét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học). Saponin của Cát cánh có tácdụng phá huyết mạnh, có tác dụng long đờm và tiêu đờm, làm hạ cholesterol máu.Dược liệu còn có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu thần kinh và giảm sốt. Cótrường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận trọng trong tr ường hơpbệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.Thành phần hoá học:+ Platycodin A, C, D (Konishi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (2): 668)+ Deapioplatycodin D, D3, 2”-O-Acetylplatycodin D2, 3”-O-AcetylplatycodinD2, Polygalacin D, D2, 2”-O-Acetylpolygalacin D, D2, 3”-O-AcetylpolygalacinD, D2, Methylplatyconate-A, Methyl 2-O- Methylplatyconate-A, Platiconic acid-A-Lactone (Ishii Hiroshi và cộng sự, Chem Soc, Perkin Trans I, 1984, (4): 661).+ Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, a-Spinasteryl, b-D-Glucoside,Stigmasterol, Betulin, Platycodonin, Platycogenic acid, A, B, C, Glucose (ChineseHebra Medicine).Công năng: Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng.Công dụng: Chữa ho, ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, khóthở.Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày 4-16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, siro, dùng kếthợp với các vị thuốc khác.Bào chế:Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hay sấy khô. Dược liệu này làphiến mỏng, hình tròn hoặc không đều, thường có vỏ còn sót lại. Mặt cắt có phầnngoài màu trắng nhạt, tương đối hẹp, hình thành tầng vân vòng màu nâu nhạt.Phần gỗ rộng có nhiều khe nứt. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, sauđắng. Khi dùng chích gừng.Bài thuốc:+ Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát CánhThang – Thương Hàn Luận).+ Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với haichén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).+ Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh,Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén,uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư).+ Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uốnglúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).+ Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khátnước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống ...