Danh mục

CEO bàn về quản trị trong khủng hoảng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.35 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bên lề diễn đàn CEO chủ đề "Quản trị khủng hoảng" diễn ra chiều 15/3 tại Hà Nội (do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhân Liên hoan các doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh 2012), lãnh đạo một số doanh nghiệp đã trao đổi về vai trò quản trị trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CEO bàn về quản trị trong khủng hoảng CEO bàn về quản trị trong khủng hoảngBên lề diễn đàn CEO chủ đề Quản trị khủng hoảng diễn ra chiều 15/3 tạiHà Nội (do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhân Liên hoan các doanhnghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh 2012), lãnh đạo một số doanhnghiệp đã trao đổi về vai trò quản trị trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khókhăn hiện nay.Yếu kém nội lực cũng là nguyên nhân khủng hoảngÔng Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen:Từ năm 2008, doanh nghiệp Việt đã bắt đầu phải đối mặt với khủng hoảng, thậmchí là khủng hoảng nghiêm trọng. Khi đó, cổ phiếu của Hoa Sen chúng tôi từ hơn60.000 đồng xuống/cổ phiếu giảm xuống còn khoảng 8.000 đồng/cổ phiếu vàocuối năm 2011.Trong nhiều năm liên tục lãnh đạo doanh nghiệp chúng tôi vô cùng vất vả, nhứcđầu vì kinh tế khủng hoảng. Đích thân tôi phải nằm vùng tại các nhà máy trong 3năm liền, nhờ đó cổ phiếu của chúng tôi giờ cũng tăng được gấp 4 lần, xấp xỉ34.000 đồng/cổ phiếu.Kinh nghiệm của tôi ở đây là quản trị trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng phải tậptrung vào quản trị dòng tiền. Nếu ta sử dụng dòng tiền tốt sẽ vượt qua khủnghoảng. Doanh nghiệp phải cắt những chi phí không hợp lý, những khoản đầu tưkhông có lời.Cũng nhờ có quản trị dòng tiền tốt nên doanh số của chúng tôi tăng dần theo từngnăm, từ 2.000 tỷ năm 2008, lên 10.000 tỷ đồng năm 2012. Năm nay chúng tôi phấnđấu 12.000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa rằng, trong khủng hoảng chúng tôi vẫn cócách để vừa giải quyết khủng hoảng vừa đảm bảo được lợi nhuận để trở thànhdoanh nghiệp dẫn đầu ngành tôn, thép của cả nước. Hàng chúng tôi sản xuất rahiện nay không đủ bán.Với thực tế của doanh nghiệp mình, tôi muốn chia sẻ rằng, bản thân mỗi doanhnghiệp phải nhìn lại mình. Chúng ta phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua,chúng ta cạnh tranh mang tính thời cơ nhiều hơn là cạnh tranh bền vững. Trongnhiều năm liền, những lĩnh vực mang tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất độngsản… đã hút đi khá lớn nguồn lực quốc gia. Do đó, chúng ta chưa đề cao chấtlượng. Cạnh tranh bằng giá, bằng cơ hội sẽ không thể bền vững được.Nói vậy để thấy rằng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là có, song yếu kém nội lựccũng là nguyên nhân tạo ra khủng hoảng. Chúng ta phải soi lại nội lực và rút ra bàihọc rằng, phải đầu tư thực sự, đừng quá chạy theo đầu cơ, hành xử có trách nhiệmđối với đồng vốn của cộng đồng.Tuy nhiên, trong khó khăn này cũng sẽ nảy sinh cơ hội lớn. Đặc biệt, Đông Nam Áđang được nhìn nhận là khu vực phát triển và tiềm năng nhất trong thời gian tớinên cơ hội với doanh nghiệp Việt là rất lớn”.Quản trị góp phần giải quyết khủng hoảngÔng Nguyễn Trí Hiếu, thành viên HĐQT Ngân hàng An Bình:Quản trị công ty có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế có nguy cơlâm vào khủng hoảng. Tôi cho rằng, những khủng hoảng gây ra là do sự chủ quancủa các chủ thể trong nền kinh tế. Do đó, nếu chúng ta cứ tiếp tục để các ngânhàng, doanh nghiệp được điều hành bằng cơ chế, tổ chức cũ thì sẽ không thể giảiquyết được khủng hoảng.Trong cơ chế, tổ chức cũ không phân biệt được rạch ròi giữa hai chức năng quản lývà quản trị. Từ trước đến nay, doanh nghiệp chúng ta phải đối mặt với nhiều vấnđề tiêu cực như nợ xấu, thua lỗ... là do ban điều hành không có một cơ quan độclập đứng ngoài để giám sát hoạt động của họ.Do vậy, chúng ta phải đi vào cơ chế mới, tức là nâng cao vai trò của quản trị côngty, giám sát công việc của ban điều hành.Nếu chúng ta có một mô hình quản trị tốt, sẽ động viên được nguồn lực của một tổchức, từ đó vấn đề sẽ được giải quyết một cách rốt ráo hơn. Dĩ nhiên, giải quyếtkhủng hoảng cần nhiều yếu tố, nhưng nó là một trong những yếu tố góp phần giảiquyết khủng hoảng.Ở ngân hàng mà tôi đang làm việc, vấn đề quản trị công ty rất được coi trọng. Vớinhững chức năng của HĐQT, chúng tôi đã xây dựng ra một chiến lược để địnhhướng và giám sát ban điều hành. Mặc dù, trong năm 2012 chúng tôi chưa đạtđược mục tiêu đề ra do một số yếu tố khách quan của nền kinh tế, của chính sách,song chúng tôi cũng hài lòng với khoảng 80% kết quả kinh doanh nhờ có quản trịtốt.Quản trị rủi ro vô cùng quan trọngÔng Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự:Công tác quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay được coi là quan trọng bậcnhất và vô cùng bức thiết, bởi có nhiều doanh nghiệp do công tác quản trị kém đãdẫn đến khủng hoảng, phá sản. Chẳng hạn, từ những việc như nhận định, xây dựngkế hoạch, kết nối khách hàng, dự báo thị trường cho đến công tác quản trị nguồnnhân lực, vốn... nếu yếu kém sẽ dẫn đến thất bại.Hiện nay, việc quản trị rủi ro là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta cho khâu này,khâu kia không quan trọng thì chắc chắn sẽ gặp bất lợi.Tôi cho rằng, công tác quản trị tốt nó thể hiện sau khi đưa ra kế hoạch thì nó phảisát với thực tế và phải có điều chỉnh kịp thời khi có sự sai lệch.Chẳng hạn, hàng tồn kho nếu xét thấy cần bán thì phải bán ngay, kể cả lỗ, hay khinhận đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: