Trong việc chẩn đoán và trị liệu, cần nắm vững sự diễn biến của bệnh lý, từ lúc tà khí mới bắt đầu xâm nhập vào phía ngoài cơ thể cho đến khi chuyển vào phía trong nội tạng. Hiểu rõ được con đường và tiến trình xâm nhập của tà khí sẽ giúp chúng ta chẩn đoán rõ là tà khí đang ở phần nào trong cơ thể, ở Kinh hoặc ở Lạc mạch, ở kinh Cân hoặc ở kinh Biệt...từ đó mới xác định được phương pháp điều trị. Thiên ‘Bì Bộ Luận’ ghi: “ Trăm bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂM CỨU HỌC BỆNH LÝ 1- SỰ XÂM NHẬP CỦA TÀ KHÍ VÀO KINH LẠC CHÂM CỨU HỌC BỆNH LÝ 1- SỰ XÂM NHẬP CỦA TÀ KHÍ VÀO KINH LẠC Trong việc chẩn đoán và trị liệu, cần nắm vững sự diễn biến của bệnhlý, từ lúc tà khí mới bắt đầu xâm nhập vào phía ngoài cơ thể cho đến khichuyển vào phía trong nội tạng. Hiểu rõ được con đường và tiến trình xâmnhập của tà khí sẽ giúp chúng ta chẩn đoán rõ là tà khí đang ở phần nàotrong cơ thể, ở Kinh hoặc ở Lạc mạch, ở kinh Cân hoặc ở kinh Biệt...từ đómới xác định được phương pháp điều trị. Thiên ‘Bì Bộ Luận’ ghi: “ Trăm bệnh khi mới phát s inh đều từ bì maovào trước. Tà khí trúng vào thì tấu lý mở ra, tấu lý mở ra thì vào Lạc mạch,nếu tà khí cứ ở đó, không được trừ đi thì nó sẽ truyền vào Kinh. Tà khí ởKinh mà trừ không hết nó sẽ nhập vào Phủ và ở tại Trường Vị” (TVấn 56,9). Thiên ‘Điều Kinh Luận’ ghi: “ Phong vũ làm tổn thương con người,trước ‘khách’ ở bì phu, rồi truyền vào tông mạch, tông mạch đầy lại truyềnvào Lạc mạch, Lạc mạch đầy lại truyền vào đại kinh mạch” (TVấn 62, 53). Như vậy, để chẩn đoán bệnh, nhất là trong Châm Cứu, cần nắm vữngquy luật truyền biến của tà khí trong hệ thống Kinh Lạc. Theo quan điểm Lục Kinh của ‘Thương Hàn Luận’, hệ Kinh Mạchđược chia ra như sau: * Phần Dương (bên ngoài cơ thể). Thường chủ bệnh Thực. 1- Thái Dương chủ phần ngoài cơ thể (Biểu). 2- Thiếu Dương chủ phần trong cơ thể (Lý). 3- Dương Minh chủ phần bán biểu bán lý * Phần Âm (bên trong cơ thể). Thường chủ bệnh Hư. 4- Thái Âm chủ phần ngoài cơ thể (Biểu). 5- Thiếu Âm chủ phần trong cơ thể (Lý). 6- Quyết Âm (chủ phần bán biểu bán lý). Nắm chắc được quy luật này, sẽ hiểu rõ được sự chuyển biến của tàkhí trong các kinh. Theo ‘Thương Hàn Luận’, nếu chính khí hư, tà khí thịnh thì sẽ sinh rasự truyền biến. Chính khí thịnh, tà khí suy thì bệnh sẽ khỏi. Người cơ thểkhỏe thì bệnh truyền phần nhiều ở các kinh Dương, nếu cơ thể yếu thì bệnhdễ truyền vào các kinh Âm. Bệnh ở 3 kinh Dương thường truyền từ Biểu (ngoài ) vào Lý (trong),bệnh ở 3 kinh Âm phần nhiều từ Thực đến Hư. Tà khí trước hết xâm nhập vào bên ngoài (phần biểu - dương) vàđường kinh thụ bệnh đầu tiên sẽ là kinh Thái Dương (Bàng Quang + TiểuTrường), sau đó sẽ truyền vào Dương Minh (bán biểu bán lý) rồi vào ThiếuDương. Nếu không bị trừ khử thì tà khí sẽ dần chuyển vào Thái Âm, sau đóvào Thiếu Âm rồi vào Quyết Âm. Do đó, nghiên cứu về bệnh lý của 3 kinh Dương và 3 kinh Âm khôngchỉ biết về diễn biến (sự truyền kinh) mà còn giúp chẩn đoán được bệnh lýđang ở đâu, giúp cho việc điều trị được chính xác hơn. TÀ KHÍ Thái Dương ( Dương Minh ( Thiếu Dương ( Thái Âm ( Thiếu Âm ( Quyết Âm ( Mỗi kinh chịu ảnh hưởng của tà khí đều có biểu hiện riêng, vì vậy,chúng tôi liệt kê chứng trạng chính của Lục Kinh dưới đây (theo ThươngHàn Luận) cho dễ *Tham Khảo: LỤC Triệu Chứng Điều TrịKINH + Phát hãn, giải biểu: Thái 1* Trúng Phong:Dương phát sốt, sợ gió, đầu đau, châm huyệt Vinh và Du của gáy cứng, ra mồ hôi, lưỡi kinh Phế và Tỳ: Ngư Tế (P.10) trắng mỏng, mạch Phù + Thái Uyên (P.9) + Đại Đô (Ty.2) + Thái Bạch (Ty.3) Hoãn. (LKhu 23, 30). 2* Ôn Bệnh: Phát sốt, không sợ rét, đầu đau, + Sơ biểu, tán hàn. Chọn khát nước, chất lưỡi hồng, huyệt ở kinh Túc Thái Dương + rêu trắng mỏng hoặc vàng Mạch Đốc làm chính, thêm Thủ nhạt, mạch Phù Sác. Thái Dương kinh. Châm tả, có thể cứu. 3* Thương Hàn: Phát sốt, sợ rét, không ra mồ hôi, đầu đau, cơ thể đau, lưng mỏi, khớp xương đau, nôn mửa, suyễn, lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. Dương 1* Kinh Chứng: Sốt - Tả thủ Dương Minh Đại cao, không sợ rét, sợ nóng, trường + bổ túc Thái Âm TỳMinh khát uống nước nhiều, ra (LKhu.32, 5). mồ hôi, buồn bực, lưỡi đỏ, - Nếu Dương tà ở kinh rêu lưỡi vàng, mạch Hồng, túc Dương Minh Vị và thủ Đại, Phù, Hoạt. ...