Danh mục

Chăm sóc bé nhiễm khuẩn hô hấp tại nhà

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 899.21 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho.Phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần làm thông thoáng mũi cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc bé nhiễm khuẩn hô hấp tại nhàChăm sóc bé nhiễmkhuẩn hô hấp tại nhàCần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điềurất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làmloãng đờm, dịu họng, giảm ho.Phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ănđủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồidưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽkhó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để trẻ có thểbú, ăn dễ dàng hơn. Không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi nàyRiêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấpcấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúpđường thở được thông thoáng để trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy khôngnên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhấtlà khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quantrọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũngsẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến nhữnghậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng... chúngta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn (nên hỏi ý kiến bác sĩ).Khi nào cần đưa trẻ đến khám lại?Bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.- Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giáxem thuốc kháng sinh trẻ dùng có hiệu quả tốt hay không. Ngay trongtrường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn, bú khá hơn) trẻcũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày. Nếu sau 2ngày tái khám mà trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho trẻ dùng một loạikháng sinh cần thiết khác hoặc cho cháu nhập viện điều trị.- Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế hoặcbệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thởnhanh hơn, mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không bú được, không thểuống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnhcủa trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

Tài liệu được xem nhiều: