Bôi kem chữa hẹp da quy đầu ở trẻTháng 7 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận và điều trị 200 bệnh nhi hẹp bao quy đầu bằng bôi kem trên tổng số 320 trẻ đến thăm khám, tỷ lệ thành công đạt 90%. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, tránh được biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra trong tiểu phẫu. Bác sĩ Lê Công Thắng, Phó khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, phương pháp dùng kem được thực hiện đơn giản. Lần đầu, tại bệnh viện,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
chăm sóc trẻ em - Bôi kem chữa hẹp da quy đầu ở trẻ Bôi kem chữa hẹp da quy đầu ở trẻTháng 7 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận và điều trị 200 bệnhnhi hẹp bao quy đầu bằng bôi kem trên tổng số 320 trẻ đến thăm khám, tỷ lệ thànhcông đạt 90%. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, tránh được biếnchứng đáng tiếc có thể xảy ra trong tiểu phẫu.Bác sĩ Lê Công Thắng, Phó khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, phươngpháp dùng kem được thực hiện đơn giản. Lần đầu, tại bệnh viện, sau khi gây tê tạichỗ, các bác sĩ dùng một thông sắt nhỏ hoặc kìm cong, nong tách dính giữa hai lớplà quy đầu và phần da bao bọc cho tới khấc quy đầu, rửa sạch bã và bôi trơn bằngthuốc tetracyclin 1% hoặc betamethasone 0,05%. Kỹ thuật này phải nhẹ nhàng,không làm rách da, chảy máu. Toàn bộ thao tác được hướng dẫn lại cho ngườithân bệnh nhân tự làm ở nhà hai lần/ngày. Thực hiện liên tục 1 tháng, da quy đầusẽ tách ra, mở rộng. Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hợp tác cao độ từ phía giađình người bệnh.Kết quả tái khám 200 bệnh nhi điều trị bảo tồn bôi kem ở Bệnh viện Nhi đồng 1cho bé từ 1 tháng đến 15 tuổi ghi nhận, tỷ lệ thành công không liên quan đến yếutố tuổi mà tùy theo thể bệnh. Theo đó, các trường hợp bệnh lý áp dụng phươngpháp này là trẻ hẹp da quy đầu do dính (không có sẹo xơ). Nhóm bác sĩ Ngoạikhoa Nhi đồng 1 đang nghiên cứu sâu hơn, đánh giá chính xác hiệu quả để vậndụng lâu dài.Ông Thắng cho hay, da quy đầu là phần ở ngoài và niêm mạc ở trong che phủ quyđầu. Hẹp da quy đầu là hẹp lỗ mở khiến quy đầu không thể tách ra được. Đây làdấu hiệu sinh lý bình thường, xuất hiện khoảng 96% ở bé trai mới sinh nhằm bảovệ quy đầu và lỗ tiểu. Tỷ lệ sẽ giảm còn 10% khi trẻ 3 tuổi và 1% lúc 14 tuổi.Ngược lại, hẹp bệnh lý là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ, hình thànhdo viêm nhiễm. Thời điểm bé trai phải loại bỏ lớp da gây phiền nhiễu là khi tiểuphải rặn, làm phồng da quy đầu.Báo cáo nghiên cứu trong tháng 7 vừa qua đối với 319 trẻ khám và điều trị hẹp daquy đầu tại bệnh viện cho thấy, nếu thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu có thể gặpnhiều tai biến, trong khi điều trị bảo tồn bằng bôi kem được thực hiện ở nhà, tốn ítcông sức và tiền của. Chi phí bằng bôi kem khoảng 40.000-100.000 đồng, xấp xỉ1/10 số tiền tiểu phẫu.Cũng theo ông Thắng, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật khoảng 20%. Mức độ biếnchứng có thể cấp tính như chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầuhoặc niệu đạo ngay sau mổ. Những cố tật mãn tính về sau là sẹo xấu, hẹp da quyđầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo. Cách này chỉ nên thực hiện nếu có chỉđịnh của bác sĩ khi bao quy đầu hẹp thực sự, da bị múm, có sẹo xơ. Chống chỉđịnh đối với trường hợp hẹp da quy đầu kèm vùi dương vật. Hiện tỷ lệ tiểu phẫubao quy đầu cho trẻ hằng năm ở Nhi đồng 1 là 15-20%.Bạn biết gì về tâm sinh lý của trẻ nhỏ?Từ 2 tuổi trở lên, trẻ biết sợ. Bé thấy mình quá nhỏ bé so với không gian xungquanh nên sợ phải xa mẹ. Nỗi lo lắng này giống như cảm giác ra nước ngoài khingôn ngữ không biết, tiền cũng không mà người phiên dịch lại đi đâu mất.Khoa học đã ghi nhận được những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ ngay từ khi cònlà bào thai. Từ tháng thứ 7, cơ quan thính giác bắt đầu hoạt động. Thai sống vớimột nền âm thanh khoảng 90 dB trong bụng mẹ, quen với tiếng mẹ và bố ở ngoài.Thời gian này, cơ quan vị giác cũng hoàn chỉnh; thai nhi nhận biết được bốn vị cơbản: ngọt, mặn, đắng, chua; nhất là ngọt. Cái bọc da bao quanh toàn thân bé cũnggiúp bé tiếp nhận các cảm giác đu đưa, để 2 mẹ con làm quen với nhau bằng nhịpđiệu. Như vậy, thai nhi ở trong một môi trường rất đặc biệt, có thể hiểu được bốmẹ bằng âm điệu.Khi ra đời, môi trường bên ngoài hoàn toàn mới lạ với bé. Muốn tồn tại, trẻ phảithích nghi dần. Việc thích nghi nhiều hay ít phụ thuộc vào sự trưởng thành của hệthần kinh.Trong những tuần đầu, hệ thần kinh của trẻ chưa trưởng thành. Bé chưa có nhịpsáng tối, bị các yếu tố trong môi trường mới ức chế nên ngủ nhiều, không chịuđược tiếng động quá mạnh, hay khóc. Cơ quan nhận cảm lúc này là môi, miệng.Bé có nhiều phản ứng sinh lý: mút tay, bỏ ăn, đái dầm, nôn trớ, ỉa đùn. Lúc này, béchỉ bú mẹ, thể hiện mọi cảm giác thông qua động tác bú. Cuộc sống 2 mẹ con lúcnày không thể tách rời nhau. Thông qua bú mút, mẹ con hiểu nhau, kiểu hiểu nhautiền ngôn ngữ.Trong 3 tháng đầu, trẻ ngủ nhiều, thường thức lúc 6 giờ sáng rồi lại ngủ sau khiđược bú và chăm sóc. Đến 8 giờ sáng, trẻ thức, 10-12 giờ ngủ lại. Sau đó, trẻ thứcrồi lại ngủ từ 2 đến 4 giờ chiều, đến 7 giờ tối lại ngủ. Nói tóm lại, trẻ chỉ ăn và ngủ.Thời gian này, trẻ sống dựa vào mẹ, thần kinh có thể chưa hoàn thiện. Nhưng vềsau, số lần ngủ và thời lượng ngủ bớt đi, trẻ chơi nhiều hơn. Trẻ dần dần phân biệtđược sáng tối. Tính tò mò phát triển dần, thời kỳ tìm hiểu thế giới bên ngoài bắtđầu. Trẻ chuyển từ chỗ được bế ẵm sang nằm nôi, cá tính hình ...