Danh mục

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 6

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.82 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư vấn trước khi điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS14.1. Lần tư vấn đầu tiên: Bước 1- Giới thiệu về chương trình điều trị : Để tạo các điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến thăm khám, điều trị và theo dõi điều trị ARV, trước tiên cần phải cho bệnh nhân nắm được cấu trúc của phòng khám, nơi mà bệnh nhân sẽ đến để nhận các dịch vụ chăm sóc y tế - đặc biệt là theo dõi điều trị bằng thuốc ARV. Khi bệnh nhân biết được đâu là phòng tiếp đón, đâu là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 6 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 614. Tư vấn trước khi điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS14.1. Lần tư vấn đầu tiên:Bước 1- Giới thiệu về chương trình điều trị : Để tạo các điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến thăm khám, điều trị và - theo dõi điều trị ARV, trước tiên cần phải cho bệnh nhân nắm được cấu trúc của phòng khám, nơi mà bệnh nhân sẽ đến để nhận các dịch vụ chăm sóc y tế - đặc biệt là theo dõi điều trị bằng thuốc ARV. Khi bệnh nhân biết được đâu là phòng tiếp đón, đâu là phòng khám, phòng tư vấn, phòng xét nghiệm, phòng dược v.v… thì bệnh nhân dễ dàng đến đúng nơi, đúng chỗ để nhận được sự chăm sóc y tế. Đồng thời, cũng cần giải thích cho bệnh nhân về công việc của phòng khám cũng như các phòng liên quan trong cấu trúc của phòng khám ngoại trú và chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên Y tế trong phòng khám. Giới thiệu về nhóm điều trị: để người bệnh có thể gặp gỡ, trao đổi chia - xẻ với những người bệnh khác cùng tham gia theo dõi điều trị, giúp cho họ hoà đồng và luôn cảm thấy thỏa mái. Giải thích về kế hoạch theo dõi sau điều trị: cần làm cho bệnh nhân - hiểu rõ tầm quan trọng của theo dõi sau điều trị ( để đánh giá về tiến triển lâm sàng, theo dõi và phát hiện các phản ứng phụ của thuốc, đánh giá sự thành công hay thất bại của điều trị để có hướng xử lý và thay đổi phù hợp v.v….). Giúp bệnh nhân luôn nghĩ về và nhớ được thời gian hẹn đến khám theo dõi của bác sĩ điều trị, thời gian đến lĩnh thuốc và xét nghiệm lại.Bước 2 - Tư vấn, thảo luận với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân,các thói quen, tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc NTCH cũng như thuốc ARV,tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi bệnh nhân hiểu được về tình trạng sức khỏe củamình, hiểu được lợi ích của điều trị th ì bệnh nhân sẽ có nhiều khả năng xác địnhđộng cơ, quyết tâm để tuân thủ và từ bỏ các thói quen có hại nh ư: tiêm trích matúy, uống rượu, hút thuốc.Đồng thời cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của sự tuân thủ l à đảm bảođến 95% sự thành công của một liệu pháp điều trị.Qua đó đánh giá sự hiểu biết và quan niệm của bệnh nhân về HIV và về điều trị,điều chỉnh những hiểu biết và quan niệm sai lệch, đồng thời cũng đánh giá và tìnhtrạng sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân.Bước 3- Tư vấn đánh giá về điều kiện sống và sự hỗ trợ xã hội: Hỏi và chia xẻ về việc làm, thu nhập của bệnh nhân, điều kiện về nh à ở, - môi trường sống: những người sống cùng, những người sống phụ thuộc, công việc hàng ngày. Chúng ta có những thông tin về vấn đề n ày để giúp đỡ bệnh nhân cùng bàn bạc các biện pháp để thu xếp công việc, đ ảm bảo cuộc sống và thực hiện lập kế hoạch cho điều trị và theo dõi điều trị. Nếu bệnh nhân là thành phần phụ thuộc thì cần đánh giá về sự hỗ trợ - của gia đình, các tổ chức xã hội, quan niệm và sự kỳ thị của cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống để giúp bệnh nh ân vượt qua các rào cản về tâm lý yên tâm điều trị và thực hiện sự tuân thủ trong điều trị.Bước 4- Tư vấn, thảo luận về chương trình điều trị: Cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ được các thuốc sẽ sử dụng trong - phác đồ điều trị cho bệnh nhân: tên thuốc, liều lượng thuốc, cách sử dụng thuốc liên quan đến chế độ ăn (dùng thuốc khi no, khi đói, trong bữa ăn hay xa bữa ăn), cách bảo quản thuốc. Nói cho bệnh nhân biết triệu chứng của các tác dụng phụ có thể xẩy ra: - sốt, phát ban, đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa v.v… để bệnh nhân không quá lo sợ tự động dừng thuốc hoặc chủ quan không thông báo và đến khám lại có thể dẫn đến những biểu hiện nặng của tác dụng phụ. Hẹn bệnh nhân cho 2 lần tư vấn tiếp theo, đồng thời cũng thông báo cho - bệnh nhân kế hoạch thăm khám lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết, và trao đổi cụ thể về địa chỉ, điện thoại để giữ thông tin liên lạc giữa bệnh nhân và nhân viên Y tế.Bước 5- Thảo luận về phương cách tuân thủ: Xác định người hỗ trợ điều trị: thông thường là nhân viên y tế của Trạm - y tế xã phường, nhân viên y tế thôn bản: đây là lực lượng có thể huy động để thăm nom bệnh nhân tại nh à, giám sát và theo dõi sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đồng thời cũng giải thích những điều thông thường nhất trong quá trình điều trị. Trang bị cho các thành viên khác trong gia đ ình những kiến thức và k ỹ - năng cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, giúp bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều và đủ số lượng thuốc trong phác đồ điều trị. Chuẩn bị các bữa ăn phù hợp với chế độ ăn do người thày thuốc hướng dẫn. ...

Tài liệu được xem nhiều: