Danh mục

Chân dung chợ Việt xưa

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 734.36 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa…chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”..Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt là các giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biến từ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trong những ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ” [1:].Người phương Tây đầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chân dung chợ Việt xưaChân dung chợ Việt xưaChân dung chợ Việt xưa - khảo cứu của Trịnh QuangDũngChợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với ngườiViệt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịthơn nữa…chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốcđô cũng gọi là “Kẻ Chợ”.Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt làcác giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biếntừ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trongnhững ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ”[1:].Người phương Tây đầu tiên dùng từ Kecho phải dànhcho giáo sĩ Bồ Đào Nha, ông Barros. Ông đã phiên âm tiếngKecho (cacho) trong cuốn sách “Nói về Châu A-Da Asia” củamình và cho ấn hành vào năm 1550. Rất nhiều các từ phiênâm khác xuất hiện muộn hơn trong các văn bản, bản đồ củangười phương Tây sau này như: kechu, cachu, cacho v.v…tấtcả đều là phiên âm của từ Kecho. Kẻ có nghĩa là “vùng” vậynên trong dân gian, địa danh kẻ Mơ, kẻ Cót, kẻ Noi v.v…vẫn còn tồn tại khá phổ biến cho tới tận nửa đầu thế kỷ 20.Bởi vậy cái tên Kẻ Chợ bao hàm ý nghĩa “vùng đất họp chợ”,“vùng rất nhiều chợ”. Chỉ riêng điều đó cũng cho ta thấy sựphát triển của mạng lưới chợ như “trăm hoa đua nở” ở mảnhđất đế đô Đông Kinh vào thế kỷ 17,18.Sự hình thành của thị trường thương mại ở Đông Kinh-Kẻ ChợTừ thế kỷ 15, sau khi chiến thắng quân Minh, nước Đại Việttrở lại hồi sinh và nền kinh tế dần dần phát triển đạt tới mứcđộ sầm uất, tấp nập cực điểm vào thế kỷ 17,18. Trong hai thếkỷ này chế độ phong kiến trung ương tập quyền hình thành từthời Lê Thánh Tôn (1460-1497) và được phát triển một cáchsáng tạo đột biến dưới triều Lê-Trịnh (1592-1786) như mộtyếu tố cốt lõi cho sự hòa nhập của Đại Việt vào cuộc “bùngnổ đại mậu dịch” thời đó. Sau sự kiện Chúa Trịnh Sâm tiếnvào Phú Xuân, kết thúc sứ mệnh bình Nam (1774), non nướcĐại Việt đã thâu về một mối. Việc thống nhất tiền tệ, thôngthương Nam Bắc lần đầu tiên được nhà nước chính thức xáclập sau khoảng 150 năm chia cắt. Một mạng lưới chợ đã đượcliện kết mở rộng cả vào khu vực phía trong tạo nên thươngtrường rộng lớn.Trong bối cảnh như vậy Đông Kinh - Kẻ Chợ đóng vai trònhư một trung tâm đầu mối quan trọng hàng đầu của nềnthương mại Đàng ngoài. Với việc khu trung tâm quyền lựcchính trị, hành chính- Vương phủ Chúa Trịnh không đóngtrong thành, Đông Kinh lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùngtrở thành một đô thị -Kinh đô mở, không tường thành baoquanh, không biên giới hạn chế, thông thương kiểu các đô thịChâu Âu trung đại. Giáo sĩ A. De Rhode đã gây bất ngờ lớnkhi ước định về dân số Đông Kinh: “Người ta thấy rất đôngdân chúng đi đi lại lại rảo khắp phố phường đụng chạmnhau… thành thử mất rất nhiều thì giờ mà chỉ tiến đựơc chútít. Rồi thêm vào nhiều phỏng đoán khác, theo dư luận chungthì dân cư ở kinh thành lên tới “một triệu người ”[1:16]. Consố đó hoàn toàn có thể tin được khi một người phương Tâykhác, ông W. Dampier cũng ước đoán rằng “Kẻ Chợ có vàokhoảng 20.000 nóc nhà…”. Đã có rất nhiều tư liệu lịch sử vàghi chép của các nhân chứng đương thời khẳng định ĐôngKinh-Kẻ Chợ là một đô thị to lớn hàng đầu khu vực và có thểsánh với các đô thị lớn ở Châu Âu như Venise.Việc tăng dânsố đột biến ở Đông Kinh-Kẻ Chợ không phải ngẫu nhiên.Một mặt do Chúa Trịnh luôn duy trì ở kinh sư một bộ máyquân sự khổng lồ thuộc loại hùng mạnh nhất đương thời”.Chúa thường có 100 ngàn quân”[2:132] nên gia đình quanlại, binh lính, tầng lớp nô bộc, phục vụ họ đã nhanh chóng bổsung dân số Đông Kinh mà ngày nay ta quen gọi với danh từ“dân số tăng cơ học”. Mặt khác tình hình làm ăn phát đạt ởKinh đô biến khu 36 phố phường phát triển và mở rộng nhưmột nam châm khổng lồ khiến làn sóng “di dân” lập nghiệpcuồn cuộn đổ về Thăng Long. Phố Hàng Bạc vốn chỉ có dânChâu Khê Hải Dương lên lập nghiệp đúc bạc, tiền, từ thế kỷ16 thì nay lại có thêm thợ kim hoàn làng Thanh Trì kéo vềvào đầu thế kỷ 18. Họ Nguyễn-Sơn Nam Hạ tới Làng NamĐồng. Họ Nguyễn Thanh Hoá tới làng Phương Liệt. Hậu duệChúa Trịnh kéo tới Thái Kiều - thôn Trung Phụng định cư.Dân Hải Dương kéo về làm nghề da và đóng dày ở phườngHài Tượng. Dòng Nguyễn Đắc Cổ Định –Thanh Hóa tớiThăng Long, dòng Nguyễn Hữu Liêu từ Châu Ái ra Làng TâyTựu Từ Liêm v.v… Một nguyên nhân khác góp phần thúcđẩy dân số Kẻ Chợ tăng vọt chính là số lượng đông đảo cáccậu học trò kéo về đất kinh kỳ học tập “dùi mài kinh sử “làmkhởi sắc,no nhiệt cả một khu Sĩ Hoạn ở phường Bích Câusuốt hai thế kỷ. Điển hình là câu chuyện hình thành ngõ PhátLộc gần cửa ô Trừng Thanh. Chính từ cậu học trò người làngPhát Lộc lên học thi ban đầu rồi kéo cả làng theo tạo lập nêncon ngõ này còn tồn tại tên cho tới ngày nay. Có thể nói suốthai thế kỷ 17,18 Đông Kinh đã có một cuộc “bùng nổ dân số”chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Ta có thểtưởng tượng với dân số cỡ một triệu, tương đương với dân sốHà Nội ...

Tài liệu được xem nhiều: