Bài viết định hướng việc tìm ra những mã văn hóa, cụ thể là những con người trong trang văn, qua những trang văn và cả những con người đang sống - những nghệ nhân, nghệ sĩ, người dân thường - được coi là “di sản sống” của văn hóa Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chân dung văn hóa hiện đại qua những trang văn và những con người - di sản sống của Hà Nội54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CHÂN DUNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI QUA NHỮNG TRANG VĂN VÀ NHỮNG CON NGƯỜI - DI SẢN SỐNG CỦA HÀ NỘI Nguyễn Thị Mai Anh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hành trình nghiên cứu chân dung văn hóa Hà Nội hiện đại cũng như tìm kiếm và khắc họa chân dung người Hà Nội là một cách để níu giữ những giá trị văn hóa muôn đời. Tình yêu Hà Nội không chỉ là tình thương mến, nó còn là ý thức, thái độ, tâm tưởng của mỗi người về việc sẽ làm gì cho Hà Nội hôm nay và mai sau. Bài báo định hướng việc tìm ra những mã văn hóa, cụ thể là những con người trong trang văn, qua những trang văn và cả những con người đang sống - những nghệ nhân, nghệ sĩ, người dân thường - được coi là “di sản sống” của văn hóa Hà Nội. Từ khóa: chân dung văn hóa, văn hóa Hà Nội, di sản Nhận bài ngày 12.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 12.12.2019 Liên hệ tác giả; Nguyễn Thị Mai Anh; Email: ntmanh@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Những di tích lịch sử và di tích văn hóa của Thăng Long nghìn năm đang được nângniu, gìn giữ và chiêm ngưỡng với những giá trị trường tồn với thời gian và dưới cái nhìncủa những nhà văn hóa, nhà sử học, nhà văn. Bên cạnh những di tích lịch sử, di tích vănhóa là những con người - có thể gọi là những “di sản sống” của Hà Nội. Những di sản đócó thể tồn tại trong những trang viết, trong những nhân vật văn học, hoặc những con ngườithật, việc thật trong cuộc đời. Họ lưu giữ trong chính đời sống của họ với những giấc mơ,những sáng tạo và dâng hiến cho đời sống của vùng đất kinh kì. Họ đã lưu giữ bằng hơithở của chính mình, làm cho những giấc mơ, những sáng tạo và những dâng hiến lan tỏatrong đời sống của Thăng Long. Có thể coi những di sản sống ấy như một mã văn hóa để nhận diện văn hóa Hà Nộihiện đại. Mã văn hoá (cultural code) là những mã vừa mang đặc trưng của mã, vừa mangnhững đặc trưng của văn hoá. Mã văn hóa là những tín hiệu, kí hiệu có tính thẩm mĩ, tínhđại diện, trong nó biểu hiện đặc điểm, giá trị văn hoá một cộng đồng. Nhà nghiên cứuNguyễn Thị Bích Hà trong bài viết “Mã và mã văn hóa” đã nhận định: “Mã và mã văn hoálà những khái niệm nằm trong lĩnh vực rộng hơn là môi trường văn hoá. Khi tìm hiểu vấnđề mã và mã văn hoá chúng ta không thể không liên hệ tới khái niệm văn hoá. Tuy nhiên,TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 55văn hoá là một khái niệm rộng, nó không phải một cái gì cụ thể, không có hình khối, khôngthể sờ mó..., nó có mặt ở mọi nơi và có thể cảm nhận được không mấy khó khăn. Bởi vănhoá chính là khuynh hướng lựa chọn, ứng xử của con người trong quá trình sống” [5]. Những “di sản sống” của Hà Nội đã được nhắc đến, giới thiệu, mô tả trong một vàicuốn sách như: “Hà Nội văn hóa và phong tục”, “Nghìn khuôn mặt Thăng Long” của LýKhắc Cung, “Người Hà Nội” của Nguyễn Quang Thiều, “Hà Nội 36 góc nhìn” do NguyễnThanh Bình (tuyển chọn)… GS.TS Đỗ Quang Hưng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôngiáo) trong cuốn “Hà Nội 36 góc nhìn” đã phát biểu: “Tôi nhận thấy có hai điều về Hà Nội,nó như đòn bẩy giúp tôi vươn lên trong cuộc sống. Đó là cái nôi văn hóa Hà Nội và sự giáodục của một gia đình Hà Nội” [1, tr.344], đó là tấm tình tri ân của một kẻ sĩ đất ThăngLong đối với mảnh đất đã nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn mình. Những di sản sống như thếgiống như những tấm gương cho người Hà Nội đời sau, bao gồm cả những người đến ở HàNội, vì Hà Nội bây giờ đã quá rộng lớn, chứ không còn chỉ là 36 phố phường như xưa nữa.2. NỘI DUNG2.1. Chân dung văn hóa Hà Nội trong những trang văn của các nhà văn: ThạchLam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Khải, Tô Hoài Riêng trong văn chương, Hà Nội luôn được các nhà văn nhìn dưới góc nhìn văn hóahết sức chi tiết và kĩ lưỡng. Hà Nội hiện ra như một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu có về sảnvật, giàu có về truyền thống và đặc biệt là giàu có về bản sắc văn hóa mà chúng ta có thểđọc ra được tinh thần và tâm hồn Hà Nội trong văn học. Các cuốn sách “Hà Nội băm sáuphố phường” của Thạch Lam, “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, “Miếng ngon HàNội” hay “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng… đều viết về những vẻ đẹp đặctrưng của vùng đất kinh kì. Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo và thừa hưởng được nhữngtinh hoa trong nề nếp ấy. Ông tìm về với những giá trị cũ, tìm lại bóng dáng Hà Nội thôngqua những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách trong tác phẩm “Vang bóng một thời”như: Thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù, thú chơi hoa địa lan… Ông tìm hiểu và đánhgiá chén trà buổi sớm, hạt cốm mùa thu, bát phở mùa đông, miếng giò ngày Tết v.v… ởbình diện văn hóa lịch sử, và thưởng thức những mĩ vị ấy một cách đầy tự h ...