Danh mục

Chăn nuôi gia cầm part 3

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 863.23 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

*Lai giữa gà mái mang alen trội của gen SL quy định màu trắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặn tương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận được có màu lông trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lông vàng sáng sẽ là gà mái. Trong thực tế, gà trống được dùng là Rốt đỏ (Red Rhode), gà mái là Rốt trắng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăn nuôi gia cầm part 3 Sơ đồ về trường hợp 1: Sơ đồ về trường hợp 2: Hình 3.4: Di truyền liên kết giới tính ở gà Để nhận được gà lai theo dạng này có thể sử dụng các khảnăng sau đây: 57 *Lai giữa gà mái mang alen trội của gen SL quy định màutrắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặntương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận đượccó màu lông trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lông vàngsáng sẽ là gà mái. Trong thực tế, gà trống được dùng là Rốt đỏ (Red Rhode), gàmái là Rốt trắng. Các dạng gà lai cao sản nổi tiếng thế giới nhưUorel SSL, Decalb, Drilink, Benkoc B-380, Hisex brown... là nhữngsản phẩm theo hướng này. *Lai giữa gà mái mang alen trội của gen B quy định màu củacác vằn trên lông và alen trội của gen E quy định màu đen của lôngvới gà trống mang các alen lặn tương ứng của nó b, e. Gà con nhậnđược có lông đen toàn thân là gà mái, gà con lông đen, trên đầu cóđốm trắng là gà trống. Trên thực tế ta dùng gà trống là giống Rốt đỏhay Niuhamsai (Newhampshire) với gà mái giống Plimut vằn. Các giống gà mới đưa vào nước ta gần đây như: Moravia,Goldline... được tạo ra theo hướng này cho phép phân biệt đượctrống mái ngay khi mới nở nên đang được nhiều người ưa chuộng. *Thông qua tốc độ mọc lông. Từ lâu ta đã biết rằng các giốnggà thuộc hướng đẻ trứng mọc lông nhanh hơn các giống gà thuộchướng kiêm dụng và hướng thịt. Ví dụ gà con giống Leghorn mọclông đầy đủ ở lứa tuổi còn non và khác với gà con từ các giốngSussex, Rhode, các giống nặng cân khác. Tính trạng mọc lông nhanhhay chậm gắn liền với giới tính. Khi lai gà mái mang alen trội củagen K, quy định mọc lông chậm với gà trống mang alen lặn của genk, quy định mọc lông nhanh. Gà con nhận được nếu mọc lông chậmlà gà trống, mọc lông nhanh là gà mái. Gà mái ngay sau khi nở ra đãcó đủ các lông cánh chính. Người đầu tiên lai tạo gà lai dựa trên tốcđộ mọc lông liên kết với giới tính là Serebrov (1922), khi ông dùnggà mái giống Orlop Nga với gà giống Plimut vằn. 58 3.1.4. Sự di truyền các tính trạng số lượng Các tính trạng số lượng ở gia cầm gắn liền với sức sản xuất,sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản... Trong suốt một thời giandài các nhà di truyền cho rằng sự di truyền các tính trạng số lượngkhông tuân theo quy luật Menđen và sự di truyền các tính trạng sốlượng từ bố mẹ cho các thế hệ sau không thông qua nhiễm sắc thểmà chỉ thông qua tế bào chất (Citoplasma). Năm 1909 nhà di truyềnhọc Thuỵ Điển chứng minh rằng về thực chất sự di truyền các tínhtrạng số lượng không vượt ra ngoài quy luật Menđen. Ngày nay sựdi truyền các tính trạng số lượng được hiểu như là một polygen. Mộttính trạng số lượng (TTSL) được quy định bởi không chỉ một genmà từ sự cộng gộp của nhiều gen, đôi khi từ 100-200 đôi gen. Chođến nay số lượng chính xác các gen quy định TTSL vẫn chưa đượcxác định. Trong chăn nuôi gia cầm, tất cả các TTSL đều có ý nghĩakinh tế lớn như sản lượng trứng, trọng lượng trứng, thể trọng... vìvậy rất được quan tâm chú ý khi chọn lọc. Các quy luật di truyềnTTSL là đối tượng nghiên cứu của di truyền học quần thể (DTQT).DTQT quan tâm đến sự tác động đồng thời của nhiều cá thể theo cácchỉ tiêu trung bình. Nói cách khác là các cá thể riêng biệt trong mộtquần thể nhận được các đặc trưng tương ứng thông qua sự so sánhnó với giá trị trung bình của quần thể về các tính trạng xác định. Để hoàn thiện các giống gia cầm, điều quan trọng hơn cả lànhận biết các đại lượng di truyền cơ bản của các tính trạng kinh tế,cũng như mức độ di truyền (DT), sự tương quan giữa chúng và sựlặp lại của các tính trạng... Hệ số di truyền h2 (HSDT) thường được sử dụng nhiều trongcông tác giống. Thông qua HSDT sẽ hạn chế được ảnh hưởng củamôi trường ngoài và tìm thấy được giá trị di truyền thuần tuý củatính trạng nghiên cứu. Theo Lasley, HSDT là một bộ phận của sựbiến dị kiểu hình nói chung, nó phụ thuộc vào sự khác nhau của gen 59và các cá thể khác nhau trong quần thể. Từ giá trị của HSDT rút rađược những kết luận về sự đa dạng DT trong khuôn khổ một nhómhay một đàn gia súc, gia cầm. HSDT là khác nhau không chỉ trongcác quần thể mà ngay cả trong một quần thể trong quá trình hoànthiện nó. Do đó sẽ mắc sai lầm nếu như ứng dụng một cách máy móccác giá trị của HSDT từ đàn này cho đàn khác và cần phải tínhHSDT trong điều kiện cụ thể của tiến trình công tác giống. Theo Boyer (1964), HSDT của các tính trạng riêng biệt làmột đại lượng tương đối ổn định, nó phụ thuộc vào các tính trạng sốlượng khác nhau. Ở gia cầm, HSDT các tính trạng được chia ra theonhóm sau: -Các tính trạng (TT) có giá trị của HSDT cao ( h2 =0,6) gồmcó khối lượng trứng và màu sắc vỏ trứng. -Các TT có HSDT trung bình (h2 =0,35) gồm có khối lượngcơ thể, vòng n ...

Tài liệu được xem nhiều: