Danh mục

Chăn nuôi gia cầm part 8

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.07 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85% năng lượng tích trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein. Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động trong khi protein được tích luỹ. Hệ số dự trữ năng lượng trong protein và trong mỡ ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Boekholt và CTV, 1994). Sự thay đổi về việc tích luỹ năng lượng và việc sinh nhiệt của cơ thể cho thấy rằng khi năng lượng trong khẩu phần bị thiếu, sự có mặt của vi sinh vật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăn nuôi gia cầm part 8luỹ và sự phân chia năng lượng tích luỹ đó trong protein và mỡ(MacLeod, 1990). Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85%năng lượng tích trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein.Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huyđộng trong khi protein được tích luỹ. Hệ số dự trữ năng lượng trongprotein và trong mỡ ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Boekholt vàCTV, 1994). Sự thay đổi về việc tích luỹ năng lượng và việc sinh nhiệt củacơ thể cho thấy rằng khi năng lượng trong khẩu phần bị thiếu, sự cómặt của vi sinh vật đường tiêu hoá rất có lợi cho cơ thể do làm giảmhao tổn năng lượng, ngược lại khi năng lượng khẩu phần được cungcấp đầy đủ, hiệu quả sử dụng năng lượng giảm xuống do sự có mặtcủa các vi sinh vật này. Vì vậy, có thể kết luận rằng chính vi sinh vậtđường tiêu hoá làm thay đổi quá trình trao đổi năng lượng và giảmhiệu quả sử dụng năng lượng của gia cầm (Muramatsu và CTV,1994).* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất trứngTheo Singh (1988), nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng gàLeghorn là 86 Kcal ME. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (1994),nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng là: (P x 1,6) MEsxt = 0,8 Trong đó: P - Khối lượng của trứng (gam); 1,6 - Giá trị năng lượngcủa 1 gam trứng; 0,8 - Hiệu quả sử dụng năng lượng cho sản xuất trứng6.4.1.3.3. Nhu cầu năng lượng tổng thể* Nhu cầu năng lượng cho gà tăng trưởng Theo Wu và Han (1982), nhu cầu năng lượng của gà thịt là: 197 (0-4 tuần tuổi) ME = 128,5 BW0,75 + 2,5 (W) (5-10 tuần tuổi) ME = 128,5 BW0,75 + 3,8 (W) Trong đó: BW là khối lượng cơ thể (kg); (W) là tăng trọng (gam). Theo Larbier và Leelercq (1993), nhu cầu năng lượng trao đổicho gà broiler có thể tính theo công thức: ME (Kcal/ngày) = 100 W0,75 + 14,4 (Pr) + 11,0 (Lip) Trong đó:W là khối lượng cơ thể (kg) (Pr) là số protein tăng (g/ngày); (Lip) là số mỡ tăng (g.ngày) Theo Hoàng Văn Tiến (1995), nhu cầu năng lượng gà thịt là: ME = [105 + 4,6(25 - T)]Pm0,75 + 10,4L + 14,0Pr Trong đó: ME là số Kcal ME cần thiết/con/ngày Pm là Khối lượng trung bình (kg) L là lượng mỡ tích luỹ (g/ngày) Pr là lượng protein tích luỹ (g/ngày) T là nhiệt độ, nếu dưới 25oC Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn 25oC thì kết quả này sẽthay đổi ở độ mọc lông và lượng mỡ tích luỹ dưới da.* Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), nhu cầu năng lượng cho gàcó thể tính theo công thức: ME = 5 P + P(170 - 2,2T) + 2LETrong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày; T là nhiệt độ môi trường (oC);Plà khối lượng gà (kg); P là tăng trọng bình quân (g/ngày); L là tỷ lệ đẻ (%); E là khối lượngtrứng sản xuất ra (g).Ví dụ, gà mái nặng 1,59 kg, tăng trọng hàng ngày 3 g, tỷ lệ đẻ 80%,khối lượng trứng 62 g, nhiệt độ môi trường 26,7 oC, thì nhu cầunăng lượng sẽ là: ME = (5 x 3) + 1,59[170 - (2,2 x 26,7)] + (62 x 0,8 x 2) = 292Kcal ME/con/ngày. 198 Theo Hoàng Văn Tiến (1995), có thể tính nhu cầu năng lượngcho gà như sau: Gà Leghorn: ME = (170 - 2,2T)Pm + 5(P) + 2E Gà Rhode Island: ME = (140 - 2T)Pm + 5(P) + 2E Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày T là nhiệt độ môi trường (oC) Pm là khối lượng gà (kg) (P) là tăng trọng bình quân (g/ngày) E là khối lượng trứng sản xuất ra (g/ngày) Công thức trên không tính đến sự khác nhau giữa các cá thểvề mức độ mọc lông và các hoạt động cơ bắp khi nuôi trong lồnghay trên nền.6.4.2. Protein và nhu cầu protein của gà6.4.2.1. Đặc tính chung và vai trò sinh học của protein đối với cơ thểgia súc Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể giasúc, gia cầm. Protein có những đặc tính mà các chất hữu cơ kháckhông có được. Những đặc tính này bảo đảm chức năng của proteinnhư chất biểu hiện của sự sống. Khác với lipit và gluxit, trong cấutrúc của protein bao giờ cũng chứa nitơ (16%). Một số protein cònchứa lượng nhỏ lưu huỳnh (S), đôi khi có chứa phốt pho (P) và mộtsố các nguyên tố vi lượng khác như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu),mangan (Mn), ... Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng,protein không thể tổng hợp từ lipit hay gluxit mà phải lấy protein từthức ăn đưa vào hàng ngày với số lượng đẩy đủ và theo một tỷ lệthích hợp theo nhu cầu của cơ thể (McDonald, 1988; Singh, 1988;Vũ Duy Giảng và CTV, 1995). Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thànhphần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do 199protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sả ...

Tài liệu được xem nhiều: