Danh mục

CHẤN THƯƠNG BỤNG (ABDOMINAL TRAUMA) - Phần 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chấn thương đụng dập (blunt trauma) là do sự kết hợp của các lực ép (crushing), kéo căng (stretching), và cắt xé (shearing). Độ lớn của những lực này tỷ lệ với khối lượng của các vật, tần số thay đổi vận tốc (gia tốc và giảm tốc), hướng va chạm, và khả năng đàn hồi của các mô. Thương tổn xảy ra khi tổng số của những lực này vượt quá sức cố kết (cohesive strength) và tính di động của các mô và cơ quan liên hệ. Sự truyền năng lượng cao vào bụng gây nên một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẤN THƯƠNG BỤNG (ABDOMINAL TRAUMA) - Phần 1 CHẤN THƯƠNG BỤNG (ABDOMINAL TRAUMA) Phần 1 1/ SỰ KHÁC NHAU SINH LÝ BỆNH GIỮA CHẤN THƯƠNGĐỤNG DẬP VÀ CHẤN THƯƠNG XUYÊN Chấn thương đụng dập (blunt trauma) là do sự kết hợp của các lực ép(crushing), kéo căng (stretching), và cắt xé (shearing). Độ lớn của những lựcnày tỷ lệ với khối lượng của các vật, tần số thay đổi vận tốc (gia tốc và giảmtốc), hướng va chạm, và khả năng đàn hồi của các mô. Thương tổn xảy rakhi tổng số của những lực này vượt quá sức cố kết (cohesive strength) vàtính di động của các mô và cơ quan liên hệ. Sự truyền năng lượng cao vàobụng gây nên một sự gia tăng áp lực rõ rệt trong bụng, có thể gây thủng tạngrỗng hay gây vỡ tung (burst injuries) cơ quan đặc. Sự đè ép các cơ quantrong bụng vào lồng ngực hay cột sống có thể đưa đến những thương tổn đènát (crush injuries), và các lực cắt xé có thể nhổ bật các cơ quan ra khỏi cáccuống mạch máu của chúng, Những chấn thương gây nên nhiều đụng dậpmô, những vết trầy da (abrasions), gãy xương, hay vỡ cơ quan. Những chấnthương xuyên (penetrating injuries) là do sự tiêu tan năng lượng và phá vỡmô trên đường đi của đạn đạo. Trong trường hợp điển hình, các chấn thươngđưa đến những vết rách hay đụng dập của những cơ quan liên hệ. Mức độcủa thương tổn tùy thuộc vào vật đi xuyên (ví dụ con dao so với viên đạn) vàđạn đạo. 2/ SỰ KHÁC NHAU VỀ SINH LÝ BỆNH GIỮA CÁC VẾTTHƯƠNG DO DAO ĐẬM VÀ CÁC VẾT THƯƠNG DO SÚNG BẮN ? Những vết thương dao đâm (stab wounds) gây nên những vết ráchsạch của những cơ quan tiếp giáp dọc theo đường đi xuyên vào. Mặc dầunhững cấu trúc chủ yếu có thể bị thương tổn, nhưng tổn hại vật lý được giớihạn và thường chỉ cần cắt lọc và cầm máu hay sửa chữa sơ cấp (primaryrepair). Những vết thương do đạn bắn (gunshot wounds) rộng hơn và đượcxác định bởi vũ khí và đạn đạo và các mô bị đi xuyên qua. Khả năng gây vếtthương của một viên đạn được bắn ra (projectile) được xác định chủ yếu bởinăng lượng động học (kinetic energy) truyền vào mô. Năng lượng động họccủa một vật phóng ra (misile) tỷ lệ với khối lượng (M) và bình phương củatốc độ của nó. KE = MV2/2 Một sự gia tăng gấp đôi khối lượng của một vật phóng ra nào đó làmtăng gấp đôi năng lượng động học của nó, trong khi sự gia tăng tốc độ gấpđôi làm gia tăng gấp bốn lần năng lượng động học (KE). Hiệu năng của sựtiêu tan năng lượng trong mô đối với một viên đạn được xác định bởi nhữngđặc tính vật lý và bởi kiểu bay của nó. Những viên đạn chì mềm hay đầurỗng có khuynh hướng làm bẹt ra như cái nấm (mushrooming), làm vỡ từngmảnh (fragmentation), và làm rối tung (tumbling), điều này làm cho chúngcó tác dụng hủy hoại hơn là các viên đạn chuyển động theo hình xoắn ốcđược bọc đầy. Những vũ khí có tốc độ thấp (low-velocity weapons) gâythương tổn chủ yếu bằng đè nát và xé rách trực tiếp, trong khi những vật bắncó tốc độ cao (high-level missiles) cũng gây nên sự tạo lỗ trống (cavitation).Mức độ của sự tạo lỗ trống được chi phối bởi tốc độ tiêu tan năng lượng vànhững đặc trưng vật lý của mô bị thương tổn. Những cơ quan rắn, không đànhồi, như gan, lá lách, và não bộ, nhạy cảm cơn so với phổi và cơ vân tươngđối dễ uốn. Một khẩu súng ngắn (shotgun) bắn ra một nhóm các viên đạnsúng hơi (pellets), phân tán tùy theo khoảng cách và chiều dài của nòngsúng. Các đạn nạp (loads) của súng ngắn thay đổi về số lượng và kích thướccủa các viên đạn mỗi nạp đạn ; ở tầm gần ( < 7m), yếu tố quyết định chủ yếucủa khả năng gây thương tích là KE toàn bộ của các viên đạn. Bởi vì cácviên đạn có hình cầu, nên tốc độ bị tiêu tan nhanh chóng ở khoảng cách lớnhơn. 3/ NHỮNG KIỂU THƯƠNG TỔN THƯỜNG GẶP GÂY NÊNBỞI CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP BỤNG? Những chấn thương đụng dập (blunt injuries) thường biểu hiện sựtruyền năng lượng đến các tạng và huyết quản nằm bên dưới, trong vùng cơthể học chịu tác động trực tiếp và có thể trở thành phức tạp do bị đè ép vàocột sống. Những thí dụ cổ điển của các kiểu chấn thương này như sau : Va chạm trực tiếp Các thương tổn liên kết Gãy các xương sườn dưới Gan, túi mậtphải. Lá lách, thận trái Gãy các xương sườn dướitrái. Đụng dập giữa vùng thượng Tá tràng, tụy tạng, mạc treovị. ruột non Gãy mấu ngang xương thắt Thận, niệu quảnlưng. Gãy xương chậu trước. Bàng quan, niệu đạo 4/ LIỆT KÊ CÁC KIỂU THƯƠNG TỔN VỚI VẾT THƯƠNGXUYÊN BỤNG (PENETRATING ABDOMINAL WOUNDS) Thương tổn có Những thương tổn thường Vùng khả năng xảy ra được liên kết hạ ...

Tài liệu được xem nhiều: