Danh mục

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) - Phần 1

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.54 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KỂ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ? - tai nạn xe cộ (39%), bạo lực, các vết thương do súng bắn (gunshot wounds) (26%) ; chấn thương thể thao (7%). - 90% các chấn thương cột và tủy sống là do tai nạn xe cộ 2/ BAO NHIỀU TRƯỜNG HỢP THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG ĐƯỢC BÁO CÁO MỖI NĂM Ở HOA KỲ? - khoảng 11.000 - Tỷ lệ thương tổn tủy sống (spinal cord injuries) được ước tính là 30 trường hợp cho mỗi triệu người dân có nguy cơ với ưu thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) - Phần 1 CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) Phần 1 1/ KỂ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤTCỦA CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ? - tai nạn xe cộ (39%), bạo lực, các vết thương do súng bắn (gunshotwounds) (26%) ; chấn thương thể thao (7%). - 90% các chấn thương cột và tủy sống là do tai nạn xe cộ 2/ BAO NHIỀU TRƯỜNG HỢP THƯƠNG TỔN TỦY SỐNGĐƯỢC BÁO CÁO MỖI NĂM Ở HOA KỲ? - khoảng 11.000 - Tỷ lệ thương tổn tủy sống (spinal cord injuries) được ước tính là 30trường hợp cho mỗi triệu người dân có nguy cơ với ưu thế của nam giới đốivới nữ giới là 4/1. 3/ TỶ LỆ PHẦN TRĂM NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI GÃY HAYSAI KHỚP CỘT SỐNG CÓ THƯƠNG TỔN THẦN KINH ? - 14 đến 15%. - chấn thương cột sống vùng cổ có tỷ lệ thương tổn thần kinh cao hơnso với thương tổn cột sống vùng thấp hơn. 4/ MẶC DẦU HẦU HẾT CÁC CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNGKHÔNG GÂY NÊN THƯƠNG TỒN THẦN KINH, TẠI SAO VIỆCXỬ TRÍ CHÚNG LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN THẾ ? Vài bệnh nhân bị thương tổn thần kinh vĩnh viễn gây ra bởi thái độđiều trị không đúng đắn, do sự nghi ngờ không đầy đủ về thương tổn trongchẩn đoán, do việc bất động và xử lý bệnh nhân không thích hợp, do sự giảithích sai hình chụp X quang, phim chụp chất lượng tồi, hay phim chụp có vẻbình thường làm lầm lẫn. 5/ NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ, VÀ PHẢI XỬ LÝ BỆNH NHÂNVỚI KHẢ NĂNG THƯƠNG TỔN CỘT SỐNG NHƯ THẾ NÀO ? Vấn đề quan trọng nhất cần phải xác lập là trạng thái tâm thần (mentalstatus) của bệnh nhân có bình thường không. Nếu cảm nhận đau bị biến đổibởi rượu, thuốc, chấn thương đầu, sốc, hay những nguyên nhân khác, thìphải giả định là có tổn thương tủy sống. 6/ NHỮNG TÌNH TRẠNG NÀO ĐÁNG QUAN TÂM ? Để gây gãy xương nơi các bệnh nhân già, thường cần ít lực hơn so vớinhững bệnh nhân trẻ. Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) có thể dẫnđến bán trật khớp (subluxation) ở C1 và C2, trong khi đó những bệnh nhânvới hội chứng Down có thể thiếu sự phát triển b ình thường của đốt sống trục(odontoid). Cần nêu lên khả năng gãy xương nơi một bệnh nhân với đặcxương (osteopetrosis) hay ung thư xương di căn. Khi dân số lão hóa, có tỷ lệgia tăng bị chấn thương trong các người già, đặc biệt là các phụ nữ vớichứng loãng xương (osteoporosis). 7/ NHỮNG THAM SỐ NÀO CẦN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÚCTHĂM KHÁM VẬT LÝ ? Hai lãnh vực chủ chốt là chính bản thân cột sống và thăm khám thầnkinh. Cột sống được ấn chẩn để đánh giá nhạy cảm đau (tenderness), sự biếndạng, và co thắt cơ. Bởi vì người khám chỉ cảm thấy được những yếu tố phíasau của cột sống, nên một gãy xương có thể hiện diện mặc dầu thiếu dấuhiệu nhạy cảm đau. Sự thăm khám thần kinh nên bao gồm chức năng vậnđộng, chức năng cảm giác, vài chức năng của cột sống sau (tư thế, rung), vàmột thăm khám trực tràng. Ở bệnh nhân hôn mê, những đầu mối duy nhất cóthể là trương lực cơ trực tràng kém, cương đau dương vật (priapism), mấtphản xạ gân sâu, hay thở cơ hoành (diaphragmatic breathing). 8/ NẾU BỆNH SỬ VÀ THĂM KHÁM VẬT LÝ GỢI Ý KHẢNĂNG THƯƠNG TỔN CỘT SỐNG, LÀM SAO BẤT ĐỘNG BỆNHNHÂN ? Khi bất cứ thương tổn cột sống nào được nghi ngờ, thì khởi đầu, toànbộ cột sống nên được bất động với một tấm ván dài. Cột sống cổ có thể đượcbất động với một cổ cứng (hard collar) và trán được buộc vào tấm ván đểtránh cho cổ khỏi bị gấp hay duỗi thêm nữa. Những phương pháp trước đâychủ trương bất động bằng dây (tape) hay bao cát (sandbag). 9/ LÀM SAO XÁC ĐỊNH NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO CẦNPHẢI CHỤP CỘT SỐNG ? Bởi vì chấn thương cột sống có thể tạo nên những hậu quả tai hại, dođó đã có sự hào phóng trong việc sử dụng quang tuyến để chẩn đoán chấnthương cột sống. Các công trình nghiên cứu nói rõ rằng khoảng 800.000phim X quang cột sống cổ được thực hiện mỗi năm ở Hoa Kỳ. Chúng ta cóthể thấy rằng nhiều trong số các phim chụp này có thể là không cần thiết. NEXUS (National Emergency X-Radiography Utilization Study) đãtạo nên một công cụ quyết định để nhận diện những bệnh nhân có xác suấtthấp bị thương tổn cột sống, dùng 5 tiêu chuẩn sau đây: (1) không có nhạycảm đau ở đường chính diện cổ. (2) không có dấu hiệu thần kinh khu trú. (3)tình trạng tỉnh táo bình thường. (4) không có ngộ độc, và (5) không có chấnthương gây đau đớn nơi khác làm đánh lạc hướng. Nếu bệnh nhân hội đủ cáctiêu chuẩn này, thì có khả năng rất cao rằng họ có một xác suất thấp bị chấnthương cột sống và rằng chụp X quang cột sống cổ là không cần thiết. Trongcông trình nghiên cứu lớn nhiều trung tâm này, tỷ lệ toàn bộ những thươngtổn cột sống bị bỏ sót là dưới 1 trên 4.000 bệnh nhân. Tương tự với công trình nghiên cứu NEXUS, công trình Canada (theCanadian C-Spine Rule for Radiography in Alert and Stable TraumaPatients) trình bày một quy tắc quyết định (decision rule), nhạy cảm trongviệc phát hiện thương tổn cột sống cổ. Nghiên cứu Canada đặt 3 câu hỏi: (1)có yếu tố nguy cơ cao nào đòi hỏi phải chụp X quang không (ví dụ : tuổi tác,cơ chế gây chấn thương nghiêm trọng, hay dấu hiệu thần kinh khu trú) ? (2)Bệnh nhân có thể được đánh giá một cách an toàn về biên độ cử động (cơchế đơn giản, tư thế ngồi ở phòng cấp cứu, đi lại được bất cứ lúc nào, đau cổcó khởi đầu chậm, hoặc không có nhạy cảm đau ở chính diện cột sống cổ) ?(3) Bệnh nhân có thể xoay cổ một cách chủ động 45 độ về phía phải hayphía trái ? Công trình nghiên cứu này có độ nhạy cảm 100% và đặc hiệu42,5% trong việc nhận diện những chấn thương cột sống quan trọng vềphương diện lâm sàng. Cả hai nghiên cứu này gợi ý rằng có thể giảm số cáctrường hợp chụp X quang, như vậy tiết kiệm về mặt phí tổn và tránh sự tiếpxúc phóng xạ đối với bệnh nhân. Bất cứ quyết định nào cho chụp X quangcột sống nên dựa theo tình hìn ...

Tài liệu được xem nhiều: