Danh mục

CHẤN THƯƠNG ĐẦU (HEAD TRAUMA)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

QUY MÔ CHẤN THƯƠNG ĐẦU Ở HOA KỲ? Có hơn 1,5 triệu trường hợp đến phòng cấp cứu và khoảng 70.000 tử vong do chấn thương đầu xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ. Mặc dầu tỷ lệ chấn thương đầu nghiêm trọng (severe head injury) đang giảm xuống, có thể là do các lợi ích phòng ngừa của các mũ sắt và các dây an toàn và các túi khí (air bags) trong xe hơi, tuy vậy chấn thương đầu vẫn là thương tổn do chấn thương gây tử vong nhất và chịu trách nhiệm một tỷ lệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẤN THƯƠNG ĐẦU (HEAD TRAUMA) CHẤN THƯƠNG ĐẦU (HEAD TRAUMA) 1/ QUY MÔ CHẤN THƯƠNG ĐẦU Ở HOA KỲ? Có hơn 1,5 triệu trường hợp đến phòng cấp cứu và khoảng 70.000 tửvong do chấn thương đầu xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ. Mặc dầu tỷ lệ chấnthương đầu nghiêm trọng (severe head injury) đang giảm xuống, có thể là docác lợi ích phòng ngừa của các mũ sắt và các dây an toàn và các túi khí (airbags) trong xe hơi, tuy vậy chấn thương đầu vẫn là thương tổn do chấnthương gây tử vong nhất và chịu trách nhiệm một tỷ lệ lớn các bệnh nhânvới tật nguyền vĩnh viễn.Tỷ lệ cao nhất của chấn thương đầu nằm trongnhóm tuổi từ 15 đến 24, với nam giới xảy ra 2 lần thường hơn so với nữ giới.Chấn thương đầu bao gồm những thương tổn tương đối nhỏ, như rách(lacerations) và đụng dập da đầu (scalp contusions), và những thương tổnlớn, chấn thương nội sọ, thường gây tử vong. Phân biệt giữa các thương tổnđầu nhỏ và các thuơng tổn đầu có khả năng gây tử vong trong khi sử dụngcác phương tiện chẩn đoán một cách thích đáng là một trong những công táckhó khăn nhất mà bác sĩ phòng cấp cứu phải đương đầu. 2/ NHÓM BỆNH NHÂN NÀO ĐẶC BIỆT CÓ NGUY CƠ BỊCHẤN THƯƠNG ĐẦU? Bởi vì sự đánh giá trạng thái tâm thần là một bộ phận của việc đánhgiá những bệnh nhân bị chấn thương đầu, nên những bệnh nhân không thểgiao tiếp được bởi vì còn nhỏ chưa biết nói (ví dụ nhũ nhi), những bệnhnhân bị ngộ độc, có thương tổn về tâm thần, bị mất ngôn ngữ (aphasic) haydo hàng rào ngôn ngữ, đều đưa ra một thách thức đặc biệt. Khi có những trởngại về giao tiếp như vậy, nên hạ ngưỡng trong chỉ định chụp CT Scan. Vài nhóm tuổi có nguy cơ bị chấn thương nội sọ cao hơn. Các nhũ nhicó nguy cơ cao hơn do kích thước của đầu và tính nén ép (compressibility)của sọ tương đối lớn. Các nhũ nhi cũng có nguy cơ cao bị chấn thươngkhông phải do tai nạn (thí dụ hội chứng em bé bị lay : shaken babysyndrome), trong trường hợp này một bệnh sử chính xác không thể có đ ược.Nếu các đường khớp (sutures) và các thóp (fontanelles) của sọ không đượcđóng lại, thì sọ có thể phồng giãn ra do xuất huyết nội sọ. Các nhũ nhi có thểchảy máu nội sọ đủ để gây nên choáng xuất huyết, trong khi ở trẻ lớn vàngười trưởng thành, phải có một nguồn xuất khuyết khác mới gây nênchoáng. Người già cũng có nguy cơ cao hơn bị thương tổn nội sọ, đặc biệt làmáu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma). Sự teo não đưa đến sự căngcác tĩnh mạch bắt cầu (bridging veins) từ màng cứng đến nhu mô não, làmnhững tĩnh mạch này dễ bị xé rách do các lực giảm tốc (deceleration forces).Những người nghiện rượu mãn tính có nguy cơ cao bởi vì thường hay bịchấn thương đầu hơn, não bộ bị teo và vì bệnh đông máu. Những bệnh nhândùng thuốc kháng đông hay có thể tạng xuất huyết (bleeding diathesis)thường xuất huyết tích cực hơn là những bệnh nhân có sự đông máu b ìnhthường. 3/ CHẤN ĐỘNG NÃO LÀ GÌ ? Chấn động não (cerebral concussion) là sự mất đột ngột và tạm thờichức năng thần kinh trung ương, xảy ra sau chấn thương. Chấn động nãođược đặc trưng bởi sự bất tỉnh, mất trí nhớ (amnesia) tạm thời, lú lẫn, mấtđịnh hướng, hay rối loạn thị giác, mà không có một bất thường nào của nãobộ . 4/ HỘI CHỨNG SAU CHẤN ĐỘNG NÃO LÀ GÌ ? Mặc dầu bệnh nhân có thể có một khám nghiệm thần kinh hoàn toànbình thường sau một chấn động não(cerebral concussion), tuy vậy có nhữngdi chứng thông thường của loại chấn thương này. Trong hội chứng sau chấnđộng não (postconcussive syndrome), bệnh nhân thường kêu vang đau đầuthuộc loại chứng đau nửa đầu (migraine), chóng mặt, không có khả năng tậptrung, và dễ bị cáu kỉnh. Mặc dầu trong 90% các trường hợp, các triệu chứngnày biến mất trong 2 tuần, chúng vẫn có thể dai dẳng trong 1 năm. Trị liệucó tính chất hỗ trợ, và tiên lượng lâu dài là tốt. Một hiện tượng được goị làhội chứng va chạm thứ phát (second impact syndrome) được công nhận.Trong hội chứng này, một chấn thương đầu lần thứ hai trong thời kỳ dễ bịthương tổn (vulnerable period) sau chấn động não dẫn đến sự phù não tỏalan nghiêm trọng và thường gây tử vong. Do đó, các vận động viên nén tránhcác thể thao va chạm cho đến khi tất cả các triệu chứng sau chấn động não(postconcussive symptoms) đã biến mất. 5/ LÀM SAO PHÁT HIỆN RÒ DỊCH NÃO TỦY GÂY RA DOVỠ NỀN SỌ ? Một bệnh nhân với các dấu hiệu của vỡ nền sọ : đôi mắt gấu (raccooneyes), tràn máu thùng nhĩ (hemotympanum), hay dấu hiệu Battle, với chấtdịch trong suốt chảy ra từ mũi hay ống tai phải được nghi là có rò dịch nãotủy (CSF leak). Phân tích glucose trong chất dịch dẫn lưu bằng glucomètrehay bằng xét nghiệm, có thể phân biệt dịch não tủy (chứa 60% nồng độ củaglucose máu) với niêm dịch mũi (glucose không hiện diện).Trong trườnghợp máu trộn với dịch não tủy, nhỏ một giọt dịch lên giấy lọc cho thấy dịchnão tủy hiện ra dưới dạng hình bia, với máu ở trung tâm v ...

Tài liệu được xem nhiều: