Danh mục

Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 4)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.97 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tràn khí khoang màng phổi hở: + Có hiện tượng “phì phò” sùi bọt máu ở lỗ vết thương theo nhịp thở do có sự thông thương tự do giữa khoang màng phổi và không khí bên ngoài.Hình 4.15: Các rối loạn sinh lý bệnh trong vết thương tràn khí màng phổi hở .3.3.2.2. Tràn khí khoang màng phổi van: Là một thể tràn khí màng phổi đặc biệt, trong đó khí tràn vào khoang màng phổi ở thì thở vào qua vết tổn thương của phế quản nhưng khí đó không thoát ra được trong thì thở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 4) Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 4) 3.3.2.1. Tràn khí khoang màng phổi hở: + Có hiện tượng “phì phò” sùi bọt máu ở lỗ vết thương theo nhịp thở do cósự thông thương tự do giữa khoang màng phổi và không khí bên ngoài. Hình 4.15: Các rối loạn sinh lý bệnh trong vết thương tràn khí màng phổihở . 3.3.2.2. Tràn khí khoang màng phổi van: Là một thể tràn khí màng phổi đặc biệt, trong đó khí tràn vào khoang màngphổi ở thì thở vào qua vết tổn thương của phế quản nhưng khí đó không thoát rađược trong thì thở ra, dẫn tới tràn khí khoang màng phổi với áp lực tăng dần. + Có hội chứng tràn khí khoang màng phổi nặng và nhanh. + Gõ thấy vùng đục của tim và trung thất bị lệch sang bên lành. Nghe phổicó thể thấy tiếng rít của khí đi qua vết tổn thương khí quản trong thì thở vào. + Bệnh nhân thường bị suy hô hấp và suy tuần hoàn rất nhanh và nặng nếukhông cấp cứu kịp thời. 3.3.3. Tràn máu và khí khoang màng phổi kết hợp: Biểu hiện kết hợp cả hội chứng tràn khí khoang màng phổi ở phần trên lồngngực và hội chứng tràn dịch khoang màng phổi ở phần dưới lồng ngực 3.4. Các tổn thương khác của lồng ngực: 3.4.1. Tràn khí trung thất: Xảy ra khi khí thoát ra từ phế quản bị tổn thương tràn vào trung thất, dẫnđến hiện tượng chèn ép các mạch máu và tim trong trung thất và vùng cổ. + Cổ bệnh nhân bạnh to ra, các tĩnh mạch vùng cổ nổi căng. Mặt bệnh nhânnề, tím. Có thể sờ thấy dấu hiệu “lép bép” dưới da vùng nền cổ và cổ. + Bệnh nhân cũng thường có các triệu chứng suy hô hấp nặng. 3.4.2. Tràn máu màng ngoài tim: + Huyết áp động mạch giảm, huyết áp tĩnh mạch tăng, tiếng tim mờ (tamchứng Beck). + Vùng đục tim to ra; các tĩnh mạch cổ căng phồng; mạch ngoại vi nhanh,nhỏ, khó bắt. Hình 4.16: Các rối loạn sinh lý bệnh trong vết thương tràn khí màng phổivan.

Tài liệu được xem nhiều: