Thông tin tài liệu:
Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn (có thể là dao, kéo, mảnh kính vỡ, que nhọn hay thậm chí là đầu ngòi bút) là một trong những chấn thương hay xảy ra ở trẻ em.Hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng rất phong phú như xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ em nghịch dao kéo tự chọc vào mắt, trẻ chơi đùa chọc vào mắt nhau. Cũng có trường hợp chấn thương xảy ra do đánh nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn ở trẻ em Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn ở trẻ em Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn (có thể là dao, kéo, mảnh kính vỡ, quenhọn hay thậm chí là đầu ngòi bút) là một trong những chấn th ương hay xảy ra ởtrẻ em. Hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng rất phong phú như xảy ra trong cuộc sốngsinh hoạt hàng ngày, trẻ em nghịch dao kéo tự chọc vào mắt, trẻ chơi đùa chọc vàomắt nhau. Cũng có trường hợp chấn thương xảy ra do đánh nhau. Một số trường hợp ở trẻ em, sau chấn thương có thể bị bỏ quên do trẻ chỉthấy đau thoáng qua, sau đó trẻ lại chơi đùa bình thường, không thấy chói, chảynước mắt. Sau một thời gian, hoặc mắt bị vi êm âm ỉ hoặc nhiễm trùng, gia đìnhmới phát hiện ra và đưa trẻ đi bệnh viện. Những tr ường hợp muộn thường gây khókhăn cho quá trình điều trị để lấy lại được thị lực cho trẻ. Mỗi vật gây nên chấn thương có thể gây ra những tổn thương khác nhau vềhình dạng và nguy cơ gây nhiễm trùng cũng khác nhau. Vì vậy khi trẻ đến khámcần được hỏi kỹ hoàn cảnh xảy ra chấn thương để có cơ sở pháp lý và giúp choquá trình điều trị. Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn có thể xuyên qua mi vào bên trongnhãn cầu hoặc xuyên trực tiếp vào nhãn cầu. Tổn thương trên nhãn cầu có thể ởgiác mạc hoặc củng mạc. Khi tác nhân vào sâu bên trong nhãn cầu sẽ gây các tổnthương như rách, kẹt mống mắt, chảy máu, đục vỡ thể thuỷ tinh, xuyên vào dịchkính… Ảnh hưởng của chấn thương xuyên do vật sắc nhọn đến thị lực của trẻphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Lứa tuổi của trẻ khi xảy ra chấn thương. Trẻ nhỏ khi bị chấn -thương dễ xảy ra nhược thị hơn người lớn. Độ lớn của vật gây ra chấn thương, vật gây ra chấn thương càng -lớn, càng xuyên vào sâu làm tổn thương nhiều đến nhãn cầu càng để lại nhiều ảnhhưởng. Vị trí của tổn thương, ở trung tâm của giác mạc ảnh hưởng nhiều -đến thị lực hơn là các vùng khác Mức độ xuyên và các tổn thương của mống mắt, thể thuỷ tinh -làm ảnh hưởng thêm đến thị lực Thời gian được sơ cứu và xử trí thực thụ - Sau chấn thương có bị nhiễm trùng hay không. - Thái độ xử trí và phòng bệnh Khi gặp chấn thương xuyên nhãn nhãn cầu do vật sắc nhọn cần chuyển đếntrung tâm nhãn khoa càng sớm càng tốt. Sau chấn thương mắt cần được băng đểtránh đè ép có thể gây phòi tổ chức nội nhãn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tốtnhất là được băng bằng miếng plastic băng mắt. Có thể tra thuốc kháng sinh dạngnước vào mắt. Không được sử dụng thuốc mỡ. Dùng thuốc giảm đau và an thầncho trẻ để tránh kích thích và đau đớn. Phòng bệnh: giáo dục trẻ sử dụng những vật an toàn. Tập cho trẻ có thóiquen sử dụng kính bảo hộ trong lao động... Đối với những trẻ ở trong lứa tuổi nh àtrẻ và mẫu giáo tránh không cho trẻ chơi với những đồ chơi sắc nhọn. Giáo dụccho trẻ tránh những hành vi bạo lực...