Danh mục

Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau đột quỵ tại một số bệnh viện tp. Hồ Chí Minh năm 2015

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.68 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định điểm số chất lượng cuộc sống (CLCS) trung bình (TB) và các yếu tố tiên lượng về CLCS ở bệnh nhân sau đột quỵ (ĐQ) tại một số bệnh viện (BV) TPHCM năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau đột quỵ tại một số bệnh viện tp. Hồ Chí Minh năm 2015 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 Huỳnh Ngọc Thanh*, Trịnh Thị Hoàng Oanh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đột quỵ (ĐQ) là một tình trạng y khoa nghiêm trọng cần được chăm sóc khẩn cấp. ĐQ có thể gây ra tổn thương não, tàn tật lâu dài, hay thậm chí tử vong. Đây được xem là nguyên nhân chính của tình trạng tàn tật và ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Trong khi đó, tại Việt Nam, với dân số lão hóa và tiến bộ trong điều trị, số bệnh nhân ĐQ không ngừng tăng cao, đặc biệt TPHCM, nâng cao CLCS của người bệnh trở thành vấn đề cần quan tâm và cần có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định điểm số chất lượng cuộc sống (CLCS) trung bình (TB) và các yếu tố tiên lượng về CLCS ở bệnh nhân sau đột quỵ (ĐQ) tại một số bệnh viện (BV) TPHCM năm 2015 Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 153 bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú tại 4 bệnh viện (Chợ Rẫy, Điều dưỡng - bệnh nghề nghiệp quận 8, An Bình, Y học cổ truyền) TPHCM. Điểm trung bình CLCS được đánh giá theo thang đo SIS 3.0, và mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để xây dựng mô hình dự báo điểm CLCS. Kết quả: Có 153 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (92 nam và 61 nữ), trong đó nhồi máu não (NMN) là 122 (79,7%), xuất huyết não (XHN) là 31 (20,3%). Điểm số CLCS trung bình của bệnh nhân sau ĐQ là 44,2 (± 16,8) và lĩnh vực bàn tay chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dài, không phụ thuộc người chăm sóc, đang điều trị ngoại trú, có tập VLTL và không mắc bệnh đi kèm thì có tiên lượng CLCS tốt hơn. Kết luận: CLCS bệnh nhân sau ĐQ đang điều trị tại các BV dưới mức trung bình. Chiến lược điều trị phục hồi chức năng bệnh nhân ĐQ cần sớm chú trọng phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày thông qua các huấn luyện VLTL cho các BN nội trú, điều trị hiệu quả các bệnh kèm theo nhằm tăng CLCS cho bệnh nhân sau ĐQ. Từ khóa: chất lượng cuộc sống, đột quỵ, yếu tố dự báo, thang đo chất lượng cuộc sống ABSTRACT QUALITY OF LIFE AMONG PATIENTS AFTER STROKE IN SOME HOSPITALS IN HO CHI MINH CITY, 2015 Huynh Ngoc Thanh, Trinh Thi Hoang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 288 - 292 Background: Stroke is a serious medical condition that requires emergency care. A stroke can cause lasting brain damage, long-term disability, or even death. Worldwide, stroke is considered as the major cause of disability and significantly impact on the quality of life (QoL) in patients after stroke. In Viet Nam, meanwhile, due to the increasing of elderly population and the improvement of treatments, stroke patients are constantly rising, especially in Ho Chi Minh city. QoL of patients after stroke are attracting more attention and it is necessary to have more researchs related to this issue. * Khoa YTCC, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc : CN. Huỳnh Ngọc Thanh ĐT: 0983084120 Email: ngocthanh3493@gmail.com 288 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Objectives: Determining the average score of QoL and related factors among patients after stroke in some hospitals in Ho Chi Minh City, 2015. Methods: A cross-sectional study was conducted on 153 inpatients and outpatients after stroke in four hospitals (Cho Ray, Institute of Nursing-Occupational Disease at District 8, An Binh, Traditional Medicine), Ho Chi Minh city. The QoS was assessed using Stroke Impact Sale version3.0 (SIS 3.0) and Multivariable linear regression model was used to build predicting model for QoF in patients after stroke. Results: A total of 153 patients participated in this study (92 males and 61 females), which cerebral infarction was 122 (79,7%), cerebral haemorrhage was 31 (20,3%). The average score of QoL of patients after stroke was 44,2(±16.8), hand function was affected most. The patients who had longer duration of illness, nobody took care, outpatients, received physiotherapy and non-comorbidity were likely to have a better QoL. Conclusion: The QoL in patients after stroke was below average, especially in the field of hand function. It is necessary to have a stroke rehabilitation strategy to relearn skills for daily living activities through physiotherapy, and effective treatment of comorb ...

Tài liệu được xem nhiều: