Danh mục

Chất lượng dịch vụ Thư viện: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số Trường Đại học ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.46 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định mức độ phù hợp của mô hình LibQUAL+ TM trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, cụ thể là tại ba thư viện tại trường đại học của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đại học An Giang (ĐHAG), Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và Đại học Đồng Tháp (ĐHĐT).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng dịch vụ Thư viện: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số Trường Đại học ở đồng bằng sông Cửu LongAn Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 110 – 120CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆMTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGNgô Thị Kim Duyên1, Nguyễn Thị Mai Trang21Trường Đại học An GiangTrường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh2Thông tin chung:Ngày nhận bài: 13/09/2017Ngày nhận kết quả bình duyệt:24/11/2017Ngày chấp nhận đăng: 12/2017Title:Library service quality: A casestudy of some universities in theMekong Delta areaKeywords:Library, information services,services quality, satisfactionTừ khóa:Thư viện, dịch vụ thông tin,chất lượng dịch vụ, sự hàilòngABSTRACTLibQUAL+ TM, developed by the Association of Research Libraries (ARL) inpartnership with Texas A&M University, is a well-known tool to measurelibrary service quality. The aim of this study is to test the relevance of LibQUAL+ TMin some universities in the Mekong Delta area. Data was collected from607 students of An Giang University, Can Tho University, and Dong ThapUniversity. Library service quality in LibQUAL +TM (2003) is comprised of 4factors, including information resources, information access ability, servicecapacity, and library space. The research findings indicate that these abovefactors positively influence on student satisfaction.TÓM TẮTLibQUAL+TM , được phát triển bởi Hiệp hội các thư viện nghiên cứu (ARL) hợptác với Đại học Texas A & M University, là một công cụ nổi tiếng được sử dụngrộng rãi để đo lường chất lượng dịch vụ thư viện. Nghiên cứu này được thựchiện nhằm kiểm định mức độ phù hợp của mô hình LibQUAL+ TM trong điềukiện thực tế tại các thư viện trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 607 sinh viên của Trường Đại học AnGiang, Đại học Cần Thơ và Đại học Đồng Tháp. Chất lượng dịch vụ củaLibQUAL+TM (phiên bản 2003) gồm bốn yếu tố: tài nguyên thông tin, khả năngtiếp cận thông tin, năng lực phục vụ và không gian thư viện. Kết quả nghiên cứucho thấy, các yếu tố trên đều có tác động đến sự hài lòng của sinh viên.1. GIỚI THIỆUCải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo vàkiểm định chất lượng đào tạo tại các trường đạihọc là một trong những mối quan tâm hàng đầucủa Bộ Giáo dục & Đào tạo và các trường đại họchiện nay. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, cáctrường đại học đang tiến hành đổi mới mục tiêu,cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phươngpháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất vàtrang thiết bị phục vụ dạy và học. Đặc biệt, hoạtđộng thông tin thư viện là một trong những hoạtđộng được các trường đại học quan tâm phát triểnvì đây là một trong những tiêu chí quan trọng đểđánh giá trong kiểm định chất lượng trường đạihọc. (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2007, Điều 12,Tiêu chuẩn 9).Có thể nói chất lượng dạy và học của một trườngđại học gắn liền với chất lượng dịch vụ thư viện.Các nghiên cứu trước đây cho thấy có mối quanhệ tương quan giữa chất lượng dịch vụ thư viện vàkết quả học tập của sinh viên. Các trường đại họccó chất lượng dịch vụ thư viện tốt thì kết quả họctập của sinh viên cao hơn trường đại học có chấtlượng dịch thư viện không tốt (Alharbi & cs.,2012; Onuoha & cs., 2013).110An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 110 – 120Theo Đỗ Văn Hùng (2015), các thư viện đại họchiện nay đang bị đánh giá thấp về năng lực vàchất lượng phục vụ. Kết quả khảo sát trên 30trường đại học của tác giả cho thấy chỉ có 19%người dùng đánh giá là thư viện phục vụ tốt nhucầu của họ, trong khi 44% đánh giá trung bìnhkém. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, đánhgiá lại chất lượng hệ thống sản phẩm, dịch vụthông tin thư viện để đưa ra những biện phápnhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng tốt hơnnhu cầu của bạn đọc là một vấn đề cấp thiết.Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về chấtlượng dịch vụ thư viện như nghiên cứu củaAndaleeb và Simmonds (1998), Cook vàThompson (2000), Nimsomboon và Nagata(2003), Somaratna và Peiris (2011), Nguyễn ThịMai Trang và Trần Xuân Thu Hương (2010). Cácnghiên cứu này sử dụng mô hình SERVQUAL đểđánh giá chất lượng dịch vụ thư viện. Kết quả cácnghiên cứu cho thấy, mô hình SERVQUAL mặcdù đủ tin cậy để đo lường chất lượng dịch vụ thưviện nhưng các thành phần của mô hình khôngđược giữ nguyên trong từng trường hợp nghiêncứu cụ thể và chưa bao hàm hết các yếu tố đượccho là quan trọng đối với người sử dụng thư viện.Từ năm 1999, Heath và Cook (Trường Đại họcTexas A & M - TAMU) đã nghiên cứu xây dựngmột công cụ đo lường chất lượng dịch vụ thư việndựa trên mô hình SERVQUAL gọi là mô hìnhLibQUAL+TM. Mô hình này đã được phát triểnchính thức từ năm 2000 và liên tục được kiểmđịnh, điều chỉnh qua nhiều giai đoạn bởi các tácgiả (Cook & Thompson, 2000, 2001; Cook & cs.,2001, 2003), đồng thời được kiểm định bởi nhiềunhà nghiên cứu trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: