Danh mục

Chất lượng nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để phát triển nguồn nhân lực kế toán đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán cần phải thay đổi một cách toàn diện chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm tạo nguồn nhân lực kế toán chất lượng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nội dung bài viết phản ánh đánh giá từ các khách thể liên quan và đề xuất một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ trường Đại học Kinh tế Nghệ AnVai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 199 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN ĐÀO TẠO TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Nguyễn Thị Hoa, ThS. Hà Thị Hồng Nhung(1) TÓM TẮT: Để phát triển nguồn nhân lực kế toán đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mớiđòi hỏi các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán cần phải thay đổi một cáchtoàn diện chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm tạo nguồnnhân lực kế toán chất lượng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nội dung bàiviết phản ánh đánh giá từ các khách thể liên quan và đề xuất một số giải pháp nângcao nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Từ khóa: Nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo. ABSTRACT: In order to develop accounting human resources to meet the requirements ofthe renovation period, it is required that universities specializing in accounting needto comprehensively change their training programs, content and teaching methods.teaching in order to create quality accounting human resources right from the timethey were in school. The content of the article reflects the assessment and proposessome solutions to improve the accounting human resources training from Nghe AnUniversity of Economics. Keywords: Human Resources, education quality. 1. Giới thiệu Hoạt động nghề nghiệp phụ thuộc vào năng lực và trình độ được đào tạo của mỗicá nhân, năng lực của mỗi cá nhân được cấu trúc bởi hai thành phần, đó là năng lựccốt lõi và năng lực chung. Phần năng lực cốt lõi là hệ thống kiến thức chuyên môn và1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.200 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAkỹ năng nghề nghiệp; phần năng lực chung là những kiến thức, kỹ năng bổ trợ giúpcho kiến thức, kỹ năng chuyên môn được tiến hành có hiệu quả. Trong những nămqua, đi đôi với sự phát triển về quy mô và số lượng đào tạo ở các trường đại học dẫntới sự tăng trưởng nóng về nguồn nhân lực có trình độ cao. Để kết luận nguồn nhânlực có đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không, cần sự đánh giá từ các kháchthể liên quan như sinh viên năm cuối, cựu sinh viên và đơn vị sử dụng lao động, từđó, cơ sở đào tạo cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Theo giáo trình Nguồn nhân lực (Đại học Lao động Xã hội): “Chất lượng nguồnnhân lực là khái niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiệnở các mặt sau đây: sức khỏe của người lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyênmôn kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động xãhội (gồm khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong công việc,...), phẩm chấtđạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc, môi trường làm việc, hiệu quả hoạtđộng lao động của nguồn nhân lực và thu nhập mức sống và mức độ thỏa mãn nhucầu cá nhân (gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của người lao động” (NguyễnTiệp, 2020). GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phụng cho rằng: “Chất lượng nguồn nhân lực được đánhgiá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của người lao động cũng như sứckhỏe của họ” (Vũ Thị Ngọc Phụng, 2006). Theo quan điểm này thì chất lượng nguồnnhân lực được đánh giá thông qua các tiêu chí: trình độ học vấn, chuyên môn và kỹnăng (thuộc trí lực) và sức khỏe (thuộc thể lực). Các tiêu chí này được định lượng hóabằng các cấp bậc học, các bậc đào tạo chuyên môn và có thể đo lường được tươngđối dễ dàng. Còn theo PGS.TS. Mai Quốc Chánh: “Chất lượng nguồn nhân lực được xemxét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lựcphẩm chất” (Mai Quốc Chánh, 2000). Như vậy, việc đánh giá chất lượng nguồn nhânlực được tác giả “xem xét trên các mặt” chứ không coi đó là các tiêu chí cần thiết vàbắt buộc phải có, do đó, có thể có mặt “được xem xét”, có mặt “chưa được xem xét”và có thể có mặt “không được xem xét” đến. Có thể thấy “chất lượng nguồn nhân lực” là một khái niệm có nội hàm rất rộng,là một trong những yếu tố để đánh giá nguồn nhân lực. Tác giả nhận định rằng: Cáctiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực kế toán bao gồm: - Thứ nhất là kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụVai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 201 + Kiến thức là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thứccơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn hóa đượccung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy; qua quá trình họctập suốt đời của mỗi cá nhân. + Kỹ năng và năng lực nghiệp vụ thể hiện qua những kiến thức và kỹ năng cầnthiết để thực hiện yêu cầu công việc của kế toán. Trình độ chuyên môn là một chỉ tiêurất quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực kế toán, bởi lẽ trình độ học vấncao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu, vận dụng một cách nhanh chóngvào thực tiễn công việc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. - Thứ hai là phẩm chất của người lao động: Chất lượng nguồn nhân lực kế toántrong thời kỳ 4.0 còn được thể hiện qua những yếu tố vô hình không thể định lượngđược bằng những con số cụ thể như: tính tự tin vào khả năng của bản thân, tính sángtạo, trách nhiệm đối với công việc, hợp tác tốt với đồng nghiệp, có tính cầu thị/tiếpthu, khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng phản ứng tích cực trước nhữngáp lực. - Thứ ba là kỹ năng mềm: Hiện nay các đơn vị sử dụng lao động đều mong muốntìm kiếm được những nhân viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn cónhững kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng đểchỉ các kỹ năng như: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: