Danh mục

CHẾT ĐUỐI (NOYADE) - PHẦN I

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.69 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chết đuối là một nguyên nhân thường xảy ra của tử vong do tai nạn. Hậu quả gây hại quan trọng nhất của chết đuối là tình trạng thiếu oxy mô (hypoxie). Ngừng tim thường là một vấn đề xảy ra thứ phát. Một sự tiêu thụ rượu trước đó thường gặp nơi những nạn nhân trưởng thành bị chết đuối. Một sự hồi sức tức thời ngay tại chỗ chết đuối là thiết yếu để cho phép sống còn và hồi phục thần kinh sau chết đuối. Điều này sẽ cần đến sự thực hiện hồi sức tim-phổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẾT ĐUỐI (NOYADE) - PHẦN I CHẾT ĐUỐI (NOYADE) PHẦN I Chết đuối là một nguyên nhân thường xảy ra của tử vong do tai nạn.Hậu quả gây hại quan trọng nhất của chết đuối là tình trạng thiếu oxy mô(hypoxie). Ngừng tim thường là một vấn đề xảy ra thứ phát. Một sự tiêu thụrượu trước đó thường gặp nơi những nạn nhân trưởng thành bị chết đuối.Một sự hồi sức tức thời ngay tại chỗ chết đuối là thiết yếu để cho phép sốngcòn và hồi phục thần kinh sau chết đuối. Điều này sẽ cần đến sự thực hiệnhồi sức tim-phổi (CPR) bởi các nhân chứng và sự khởi động tức thời các hệthống cấp cứu. Những bệnh nhân, có một tuần hoàn tự nhiên (circulationspontanée) và một sự thông khí khi họ đến bệnh viện, thường có thể hồiphục với một tiên lượng tốt. Phải nhớ rằng vài bệnh nhân có thể có mộtngừng tim nguyên phát (thí dụ gây nên bởi một nhồi máu cơ tim trong khiđang bơi). I/ ĐỊNH NGHĨA Chết đuối (noyade) được định nghĩa như là một quá trình gây nên mộtsự biến đổi hô hấp nguyên phát do bị chìm (submersion)/bị nhận chìm(immersion) trong một môi trường dịch. Trong định nghĩa này, chết đuốihàm ý có một interface dịch/khí ở lối vào các đường hô hấp của nạn nhân,ngăn cản không cho bệnh nhân thở không khí. Nạn nhân có thể còn sống haychết sau quá trình này, nhưng dầu kết cục thế nào đi nữa, nạn nhân đã bị liênlụy vào trong một tai nạn chết đuối (accident de noyade). Bị nhận chìm(immersion) có nghĩa là được bao phủ bởi nước. Để chết đuối xảy ra, thườngít nhất mặt và các đường hô hấp phải bị nhận chìm (immergé). Chìm(submersion) hàm ý toàn cơ thể, gồm cả các đường hô hấp, nằm dưới mứcnước hay trong một chất dịch khác. II/ QUYẾT ĐỊNH HỒI SỨC Quyết định có nên bắt đầu hay ngừng hồi sức nơi một nạn nhân bịđuối thường là khó khăn. Không có một yếu tố tiên đoán riêng rẻ nào chothấy một tiên lượng đúng đắn. Hãy bắt đầu và tiếp tục hồi sức cho đến khi có một bằng cớ rõ ràngrằng những cố gắng hồi sức là phù phiếm(ví dụ nếu có những thương tổnchấn thương quan trọng, cứng tử thi, thối rữa..) hoặc nếu sự vận chuyểntrong một thời hạn đúng đắn đến một đơn vị médicalisé là không thể thựchiện được. Những trường hợp sống sót với chức năng thần kinh nguyên vẹnđã được báo cáo đối với vài nạn nhân bị chìm trong một thời gian hơn 60phút. III/ ĐIỀU TRỊ KHỞI ĐẦU 1/ CỨU VÀ ĐƯA RA KHỎI NƯỚC - Đảm bảo về sự an toàn của cá nhân và giảm thiểu những nguy hiểmgặp phải bất cứ lúc nào. Nếu có thể, hãy cố cứu nạn nhân bị đuối mà khôngphải vào trong nước. Nói với nạn nhân và dùng một vật để giúp cứu (mộtcây gậy hay quần áo) hay ném một dây thừng hay một dụng cụ nổi (matérielflottant) nếu nạn nhân ở gần đất liền. Một cách khác, sử dụng thuyền haymột phương tiện xê dịch trên nước khác để giúp cứu nạn nhân. Hãy tránh đivào trong nước nếu có thể được. Nếu cần phải đi vào trong nước, hãy dùngphao cứu đắm (bouée) hay một dụng cụ nổi (matériel de flottaison). - Đem nạn nhân ra khỏi nước và bắt đầu những thao tác hồi sức càngnhanh càng tốt và trong một tình trạng an toàn tối đa. Một thương tổn cộtsống nơi nạn nhân chết đuối là ít gặp (khoảng 0,5%). Một sự bất động cộtsống trong nước là khó thực hiện và có thể làm chậm việc đưa nạn nhân rakhỏi nước và sự hồi sức thích đáng nạn nhân. Phải xét đến việc bất động cộtsống cổ nếu có ý niệm về nhào lặn (plongeon), sử dụng ván buồm (planche àvoile), những dấu hiệu chấn thương nặng hay ngộ độc rượu. Mặc dầu khảnăng thương tổn cột sống, nhưng nếu nạn nhân không có mạch và ngừng thở(apnée), phải đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt, dầu cho khôngcó sự hỗ trợ bất động (support d’immobilisation), đồng thời cố gắng giới hạnsự gập hay duỗi cổ. - Hãy cố gắng đưa nạn nhận ra khỏi nước ở tư thế nắm ngang để giảmthiểu những nguy cơ hạ huyết áp sau chìm (hypotension post-immersion) vàtrụy tim mạch. 2/ THÔNG KHÍ CỨU (VENTILATION DE SAUVETAGE) - Nơi một nạn nhân đang ngừng thở, phải bắt đầu thông khí cứu(ventilation de sauvetage) càng nhanh khi các đường khí của nạn nhân mởvà khi an ninh của người cứu được đảm bảo. Điều này có thể thực hiện đượckhi ở trong vùng nước ít sâu. Một sự thông khí miệng-mũi (ventilationbouche-à-nez) có thể được sử dụng thay thế cho sự thông khí miệng-miệng(ventilation bouche-à-bouche) nếu thấy khó bóp mũi của nạn nhân. Ở vùngnước sâu, chỉ nên bắt đầu thông khí cứu trong nước nếu người cứu đượchuấn luyện về điều này; lý tưởng là với sự hỗ trợ của dụng cụ nổi (matérielde flottaison). Đừng cố hồi sức một nạn nhân trong nước sâu nếu anh khôngđược huấn luyện để làm điều đó. - Nếu không có thông khí tự nhiên sau khi khai thông đường hô hấp,phải thông khí cứu (ventilation de sauvetage) trong khoảng 1 phút (10 thôngkhí). Nếu bệnh nhân không thở lại tự nhiên, sự xử trí về sau tùy thuộc vàokhoảng cách đối với đất liề ...

Tài liệu được xem nhiều: