Danh mục

Chi ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2007-2017 và một số khuyến nghị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 837.72 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu thực trạng chi ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Kết quả cho thấy quy mô chi NSNN tăng liên tục trong 10 năm qua, tuy nhiên, tốc độ tăng chi NSNN có xu hướng giảm. Bội chi ngân sách và tình trạng nợ công so với GDP liên tục duy trì ở mức cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chi ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2007-2017 và một số khuyến nghị Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 4 (2018) 28-36 Chi ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2007-2017 và một số khuyến nghị Hoàng Khắc Lịch*, Nguyễn Thị Huyền Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu thực trạng chi ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Kết quả cho thấy quy mô chi NSNN tăng liên tục trong 10 năm qua, tuy nhiên, tốc độ tăng chi NSNN có xu hướng giảm. Bội chi ngân sách và tình trạng nợ công so với GDP liên tục duy trì ở mức cao. Số liệu phân tích cũng chỉ ra tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng tăng và tỷ trọng chi đầu tư có xu hướng giảm trong tổng chi NSNN. Chi tiêu cho phát triển con người bao gồm chi cho lĩnh vực y tế, giáo dục và khoa học công nghệ có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Từ khóa: Chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách, nợ công, chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, Việt Nam. 1. Giới thiệu  sản xuất khu vực tư nhân. Các tổ chức như ngân hàng Landsbankinn (Iceland), Northern Bank, công ty cho vay thế chấp Brandford & Binglay (Anh), IKB, Sachsen LB (Đức), Tập đoàn Bảo hiểm Yamato Life Insurance Co. (Nhật Bản) và nhiều ngân hàng khác là những nạn nhân của cuộc khủng tài chính Mỹ, buộc phải xin trợ giúp của Chính phủ hoặc bị Chính phủ quốc hữu hóa. Có thể thấy vai trò của Chính phủ trong thời kỳ này là tất yếu, tuy nhiên gánh nặng đối với các quốc gia lúc này trở nên phức tạp hơn khi giải quyết vấn đề chi tiêu hợp lý trong thời kỳ đại suy thoái, nếu không sẽ gặp phải hậu quả vô cùng nghiêm trọng như Chính phủ Iceland từng có nguy cơ sụp đổ vì cuộc khủng hoảng tài chính này. Ở Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm do ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ, sau đó cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan sang Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác. Đây là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất, nặng nề nhất trong hơn 70 năm từ sau đại khủng hoảng 1929-1933, đã khiến hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính, kinh doanh trên mọi lĩnh vực bị phá sản. Trước bờ vực của cuộc khủng hoảng, chính phủ các quốc gia đã cứu vớt nền kinh tế bằng các gói “kích cầu tiêu dùng”, “kiểm soát chi tiêu” và hỗ trợ phục hồi _______  Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-978135777. Email: hoangkhaclich@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4191 28 H.K. Lịch, N.T. Huyền Tạp ch Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 4 (2018) 28-36 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp liên quan đến chi tiêu ngân sách để ngăn chặn suy thoái kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Tương tự các quốc gia khác, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn này là quản lý chi tiêu ngân sách hợp lý để đảm bảo đối phó có hiệu quả với cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế bước vào thời kỳ phục hồi, với các chính sách chi tiêu được Chính phủ đưa ra nhằm kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng, cùng với đó là các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi đã đưa Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng, từ quốc gia thu nhập thấp vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình ở ngưỡng thấp. Chính sách chi tiêu công đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ đắc lực của Chính phủ trong điều tiết và quản lý nhà nước. Vì vậy, việc phân tích và đánh giá thực trạng chi tiêu công từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn NSNN càng có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Thực tiễn cho thấy, chính sách chi NSNN của Việt Nam trong những năm qua liên tục được đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả và hợp lý hóa cơ cấu các khoản chi ngân sách. Tuy nhiên, tình hình chi tiêu công vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của chính sách tài khóa quốc gia. Do đó, bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng chi tiêu công ở Việt Nam về quy mô và cơ cấu trong giai đoạn từ khi có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế - từ năm 2007 đến năm 2017, từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách trong giai đoạn tới. 29 độ tăng chi NSNN giảm từ 21,3% giai đoạn 2007-2012 xuống còn 8,5% giai đoạn 013-2017. • Trong khi tỷ lệ thu NSNN trên GDP có xu hướng giảm thì tỷ lệ chi NSNN trên GDP duy trì ở mức cao - gần 30% và cao hơn so với các quốc gia có cùng trình độ phát triển. Bội chi ngân sách của Việt Nam luôn ở mức cao trong 5 năm gần đây, trên 5% GDP. • Tình trạng nợ công so với GDP của Việt Nam ở mức cao, chiếm 61,5% GDP năm 2017, cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Với tốc độ tăng khoảng 10% từ năm 2013 đến 2017, tỷ lệ nợ công trên GDP có nguy cơ vượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: