![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GNI) trong hệ tiêu chí đánh giá nước công nghiệp
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 533.43 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết liệt kê các đề xuất về các chỉ tiêu cụ thể của tiêu chí kinh tế đánh giá nước công nghiệp nêu trên cho thấy chỉ tiêu thu nhập tình bình quân đầu người có sự thống nhất gần như tuyệt đối. Xem xét một cách tổng quát, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người phản ánh tiềm lực kinh tế và năng lực kinh tế của mỗi quốc gia trong việc thực hiện các yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện đời sống dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GNI) trong hệ tiêu chí đánh giá nước công nghiệp CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (GNI) TRONG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NƯỚC CÔNG NGHIỆP GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1. VỊ TRÍ CỦA CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRONG HỆ TIÊU THÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại gắn liền với quá trình chuyển đất nước từ trình độ nền kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang trình độ nền kinh tế công nghiệp, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Các quá trình ấy gắn liền với việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH). Quan niệm một cách giản đơn, một đất nước đạt tới trình độ nước công nghiệp theo hướng hiện đại là đất nước đã hoàn thành quá trình CNH,HĐH. Trong điều kiện ngày nay, việc thực hiện CNH,HĐH luôn phải quán triệt yêu cầu phát triển bền vững với sự ràng buộc ước định lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Để xác định phương hướng và giải pháp đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần xây dựng có luận cứ khoa học hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo yêu cầu phát triển bền vững, hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải thể hiện toàn diện cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nghĩa là, hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải bao gồm: tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế; tiêu chí phản ánh trình độ phát triển xã hội; tiêu chí phản ánh chất lượng môi trường sinh thái...Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa ba loại tiêu chí này, tiêu chí kinh tế giữ vị trí đặc biệt quan trọng: một mặt, sự cải thiện của các tiêu chí kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế và năng lực kinh tế để thực hiện yêu cầu phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; mặt khác, tiêu chí kinh tế chịu sự ràng buộc của tiêu chí xã hội và tiêu chí môi trường theo tinh thần tăng trưởng, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Trên thế giới, một số định chế quốc tế đẫ đưa ra những tiêu chí khác nhau phản ảnh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngân hàng Thế giới (WB) căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người để phân chia các quốc gia và vùng lãnh thổ thành 4 nhóm: 1/ Nhóm quốc gia thu nhập thấp; 2/ Nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp; 3/ Nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao; 4/ Nhóm quốc gia thu nhập cao. Đây cũng là cách mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sử dụng để xác định chính sách hỗ trợ với các quốc gia thành viên có trình độ phát triển khác nhau. Còn Chương trình Phát triển Liên 63 hợp quốc (UNDP) lại dựa vào Chỉ số Phát triển Con người (HDI) để phân loại các quốc gia nhằm thực hiện tôn chỉ mục đích của mình. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) lại đánh giá mức độ công nghiệp hóa của mỗi quốc gia chủ yếu căn cứ vào giá trị gia tăng hàng công nghiệp chế tạo (MVA) tính bình quân đầu người, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo và tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)… Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các nhà khoa học cũng đề xuất các chỉ tiêu cụ thể khác nhau trong tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế. GS. Đỗ Quốc Sam đề xuất các chỉ tiêu: GDP/người; Tỷ trọng nông nghiệp/GDP; Tỷ lệ lao động nông nghiệp; Tỷ lệ đô thị hóa. PGS.TS. Bùi Tất Thắng đề xuất các chỉ tiêu: GDP/người; Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP; Tỷ lệ lao động nông nghiệp; Giá trị gia tăng công nghiệp chế tác/giá trị gia tăng công nghiệp; Tỷ lệ đô thị hóa; Sản lượng điện/người. GS.TS. Ngô Thắng lợi đề xuất các chỉ tiêu: GDP/người; Cơ cấu ngành kinh tế; Cơ cấu lao động; Tỷ trọng công nghiệp chế biến/GDP; Độ mở nền kinh tế; Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác/Xuất khẩu hàng hóa; Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao/Xuất khẩu hàng hóa. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn đề xuất các chỉ tiêu: GNI/người; Cơ cấu ngành kinh tế; Cơ cấu lao động; Chỉ số Kinh tế tri thức (KEI)1… Việc liệt kê các đề xuất về các chỉ tiêu cụ thể của tiêu chí kinh tế đánh giá nước công nghiệp nêu trên cho thấy chỉ tiêu thu nhập tình bình quân đầu người có sự thống nhất gần như tuyệt đối. Xem xét một cách tổng quát, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người phản ánh tiềm lực kinh tế và năng lực kinh tế của mỗi quốc gia trong việc thực hiện các yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện đời sống dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong phân tích kinh tế, chỉ tiêu này được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với các chỉ tiêu khác tiêu của tiêu chí kinh tế đánh giá nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG CHỈ TIÊU THU NHẬP ĐỂ TÍNH THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Thông thường, thu nhập để tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc gia có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu: (1) Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP); (2) Thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI). Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp này đều phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Vấn đề quan trọng đặt ra là sử dụng chỉ tiêu nào tính toán thu nhập bình quân đầu người có thể phản ánh được thực chất năng lực và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh tổng giá trị các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra từ các yếu tố sản xuất nằm trong phạm vi một quốc gia 1 Xem nội dung cụ thể của các đề xuất trên trong sách chuyên khảo: Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2015. 64 hoặc vùng lãnh thổ trong một thờ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GNI) trong hệ tiêu chí đánh giá nước công nghiệp CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (GNI) TRONG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NƯỚC CÔNG NGHIỆP GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1. VỊ TRÍ CỦA CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRONG HỆ TIÊU THÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại gắn liền với quá trình chuyển đất nước từ trình độ nền kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang trình độ nền kinh tế công nghiệp, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Các quá trình ấy gắn liền với việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH). Quan niệm một cách giản đơn, một đất nước đạt tới trình độ nước công nghiệp theo hướng hiện đại là đất nước đã hoàn thành quá trình CNH,HĐH. Trong điều kiện ngày nay, việc thực hiện CNH,HĐH luôn phải quán triệt yêu cầu phát triển bền vững với sự ràng buộc ước định lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Để xác định phương hướng và giải pháp đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần xây dựng có luận cứ khoa học hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo yêu cầu phát triển bền vững, hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải thể hiện toàn diện cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nghĩa là, hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải bao gồm: tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế; tiêu chí phản ánh trình độ phát triển xã hội; tiêu chí phản ánh chất lượng môi trường sinh thái...Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa ba loại tiêu chí này, tiêu chí kinh tế giữ vị trí đặc biệt quan trọng: một mặt, sự cải thiện của các tiêu chí kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế và năng lực kinh tế để thực hiện yêu cầu phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; mặt khác, tiêu chí kinh tế chịu sự ràng buộc của tiêu chí xã hội và tiêu chí môi trường theo tinh thần tăng trưởng, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Trên thế giới, một số định chế quốc tế đẫ đưa ra những tiêu chí khác nhau phản ảnh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngân hàng Thế giới (WB) căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người để phân chia các quốc gia và vùng lãnh thổ thành 4 nhóm: 1/ Nhóm quốc gia thu nhập thấp; 2/ Nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp; 3/ Nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao; 4/ Nhóm quốc gia thu nhập cao. Đây cũng là cách mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sử dụng để xác định chính sách hỗ trợ với các quốc gia thành viên có trình độ phát triển khác nhau. Còn Chương trình Phát triển Liên 63 hợp quốc (UNDP) lại dựa vào Chỉ số Phát triển Con người (HDI) để phân loại các quốc gia nhằm thực hiện tôn chỉ mục đích của mình. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) lại đánh giá mức độ công nghiệp hóa của mỗi quốc gia chủ yếu căn cứ vào giá trị gia tăng hàng công nghiệp chế tạo (MVA) tính bình quân đầu người, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo và tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)… Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các nhà khoa học cũng đề xuất các chỉ tiêu cụ thể khác nhau trong tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế. GS. Đỗ Quốc Sam đề xuất các chỉ tiêu: GDP/người; Tỷ trọng nông nghiệp/GDP; Tỷ lệ lao động nông nghiệp; Tỷ lệ đô thị hóa. PGS.TS. Bùi Tất Thắng đề xuất các chỉ tiêu: GDP/người; Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP; Tỷ lệ lao động nông nghiệp; Giá trị gia tăng công nghiệp chế tác/giá trị gia tăng công nghiệp; Tỷ lệ đô thị hóa; Sản lượng điện/người. GS.TS. Ngô Thắng lợi đề xuất các chỉ tiêu: GDP/người; Cơ cấu ngành kinh tế; Cơ cấu lao động; Tỷ trọng công nghiệp chế biến/GDP; Độ mở nền kinh tế; Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác/Xuất khẩu hàng hóa; Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao/Xuất khẩu hàng hóa. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn đề xuất các chỉ tiêu: GNI/người; Cơ cấu ngành kinh tế; Cơ cấu lao động; Chỉ số Kinh tế tri thức (KEI)1… Việc liệt kê các đề xuất về các chỉ tiêu cụ thể của tiêu chí kinh tế đánh giá nước công nghiệp nêu trên cho thấy chỉ tiêu thu nhập tình bình quân đầu người có sự thống nhất gần như tuyệt đối. Xem xét một cách tổng quát, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người phản ánh tiềm lực kinh tế và năng lực kinh tế của mỗi quốc gia trong việc thực hiện các yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện đời sống dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong phân tích kinh tế, chỉ tiêu này được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với các chỉ tiêu khác tiêu của tiêu chí kinh tế đánh giá nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG CHỈ TIÊU THU NHẬP ĐỂ TÍNH THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Thông thường, thu nhập để tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc gia có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu: (1) Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP); (2) Thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI). Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp này đều phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Vấn đề quan trọng đặt ra là sử dụng chỉ tiêu nào tính toán thu nhập bình quân đầu người có thể phản ánh được thực chất năng lực và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh tổng giá trị các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra từ các yếu tố sản xuất nằm trong phạm vi một quốc gia 1 Xem nội dung cụ thể của các đề xuất trên trong sách chuyên khảo: Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2015. 64 hoặc vùng lãnh thổ trong một thờ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GNI) Hệ tiêu chí đánh giá nước công nghiệp Nền kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế công nghiệp Phân tích kinh tếTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 411 0 0 -
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 307 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn phần kinh tế đồ án tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật
11 trang 242 0 0 -
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán
6 trang 188 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 141 0 0 -
Bài giảng Mô hình toán kinh tế - Chương 2: Nội dung của phương pháp mô hình trong nghiên cứu kinh tế
33 trang 108 0 0 -
Giáo trình Phân tích kinh tế: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ
169 trang 73 0 0 -
Giáo trình môn học kinh tế vi mô
115 trang 64 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
307 trang 40 0 0 -
Bài giảng Toán cao cấp C2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
48 trang 36 0 0