Danh mục

Chìa khóa cho sự thông hiểu và biểu đạt

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

The beautiful Mountain appeared transfixed in the distance. He can come on Sundays as long as he doesn't have to do any homework in the evening. Bạn mới nói đúng có một phần! Còn một phần quan trọng khác là gì? Bài tập đơn giản này chỉ ra một điểm rất quan trọng trong cách nói và sử dụng tiếng Anh. Cụ thể là, tiếng Anh được coi là một ngôn ngữ có trọng âm trong khi rất nhiều ngôn ngữ khác là ngôn ngữ đơn âm tiết. Điều này có nghĩa là trong tiếng Anh, chúng ta nhấn mạnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chìa khóa cho sự thông hiểu và biểu đạt Chìa khóa cho sự thông hiểu và biểu đạt The beautiful Mountain appeared transfixed in the distance. He can come on Sundays as long as he doesn't have to do any homework in the evening. Bạn mới nói đúng có một phần! Còn một phần quan trọng khác là gì? Bài tập đơn giản này chỉ ra một điểm rất quan trọng trong cách nói và sử dụng tiếng Anh. Cụ thể là, tiếng Anh được coi là một ngôn ngữ có trọng âm trong khi rất nhiều ngôn ngữ khác là ngôn ngữ đơn âm tiết. Điều này có nghĩa là trong tiếng Anh, chúng ta nhấn mạnh một số từ nhất định trong khi nói lướt qua các từ khác. Còn đối với các ngôn ngữ khác, như tiếng Pháp hoặc tiếng Ý, mỗi âm tiết đều được phát âm với độ nhấn mạnh như nhau (vẫn có trọng âm nhưng mỗi âm tiết có độ dài như nhau). Người học tiếng Anh thường gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp với người bản xứ. Đó là bởi vì tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) của họ là ngôn ngữ đơn âm tiết nên họ không thể hiểu được tại sao người Anh lại nói được rất nhanh và thậm chí còn nuốt âm một số từ trong câu. Đối với ngôn ngữ đơn âm tiết, mỗi âm tiết có độ nhấn mạnh như nhau, và do đó việc phân bổ thời gian cho các âm là như nhau. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, một số từ nhất định được nhấn lâu trong khi các từ khác, không quan trọng bằng, bị lướt qua nhanh. Chúng ta cùng quan sát một ví dụ đơn giản sau với động từ khuyết thiếu can. Khi chúng ta sử dụng thể khẳng định của can chúng ta chỉ nói lướt nhanh, từ can hầu như không được phát âm. Ví dụ: “They can come on Friday.” (Các từ nhấn mạnh được gạch chân). Ngược lại, khi sử dụng thể phủ định can't thì chúng ta có xu hướng nhấn mạnh ý phủ định bằng cách nhấn mạnh từ can't: They can't come on Friday. Như các bạn có thể thấy từ câu ví dụ trên, nói câu phủ định (They can't come on Friday) mất nhiều thời gian hơn câu khẳng định (They can come on Friday) bởi vì cả động từ khuyết thiếu can't và động từ come đều được nhấn mạnh. Điều này có ý nghĩa gì đối với kĩ năng nói của bạn? Trước hết, bạn cần phải biết thông thường các từ nào được nhấn mạnh và các từ nào không. Về cơ bản, các từ được nhấn mạnh là các từ mang nghĩa như: Danh từ (kitchen, Peter...)  Các động từ chính (trong hầu hết các trường hợp) (visit,  construct...) Tính từ (beautiful, interesting...)  Trạng từ (often, carefully...)  Các từ không được nhấn mạnh thường là các từ chức năng như: Đại từ xác định (the, a, some, a few...)  Trợ động từ (don't, to be, can...)  Giới từ (before, next to...)  Liên từ (but, while...)  Đại từ (they, he...)  Quay trở lại ví dụ ban đầu để minh họa sự ảnh hưởng của quy tắc này đối với câu nói: The beautiful Mountain appeared transfixed in the distance. (14 âm tiết) He can come on Sundays as long as he doesn't have to do any homework in the evening. (22 âm tiết) Mặc dù câu thứ hai dài hơn câu thứ nhất gần 30% nhưng cũng chỉ được nói trong khoảng thời gian như nhau. Đó là bởi vì có 5 từ được nhấn mạnh trong cả 2 câu. Từ ví dụ này ta có thể thấy ta có thể không cần phải phát âm một cách rõ ràng tất cả các từ trong một câu, mà nên tập trung phát âm những từ cần được nhấn mạnh.

Tài liệu được xem nhiều: