Danh mục

Chìa khóa thành công cho chuyên viên môi giới bất động sản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.20 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghề môi giới BĐS là nghề dễ kiếm ra tiền nếu thật sự yêu nghề và có chuyên môn cao. Dù cho bối cảnh thị trường BĐS có “lên bổng xuống trầm” ra sao thì nhu cầu về nhà ở trong cộng đồng vẫn không hề thay đổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chìa khóa thành công cho chuyên viên môi giới bất động sản Chìa khóa thành công cho chuyên viên môi giới bất động sản Nghề môi giới BĐS là nghề dễ kiếm ra tiền nếu thật sự yêu nghề và có chuyên môn cao. Dù cho bối cảnh thị trường BĐS có “lên bổng xuống trầm” ra sao thì nhu cầu về nhà ở trong cộng đồng vẫn không hề thay đổi. Tại các nước phát triển, nghề môi giới bất động sản đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu để hình thành một thị trường bất động sản lành mạnh. Với gần 1 triệu thành viên trực thuộc Hiệp hội BĐS Hoa Kỳ (NAR) cũng đủ nói lên sức mạnh và vai trò của chuyên viên môi giới BĐS đã mang lại cho nền kinh tế Mỹ những bước phát triển trong hai thập niên gần đây. Thị trường BĐS tại Việt nam trong những năm vừa qua đang lao dốc một cách thảm hại. Tất cả những người trong nghề mới chợt “thức tỉnh” và nhận ra được một chân lý không thể chối cãi là muốn phát triển doanh nghiệp BĐS thành công, ngoài các yếu tố như: Thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị trường, giá thành… thì các doanh nghiệp BĐS đã biết quan tâm hơn đến yếu tố tuyển dụng các chuyên viên lành nghề có chuyên môn. Vì chính những chuyên viên môi giới lành nghề sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp. Hàng loạt các chuyên viên môi giới bỏ nghề trong giai đoạn vừa qua là tín hiệu đáng mừng hơn đáng lo. Thị trường sẽ tự đào thải để sàng lọc, loại bỏ những “cò” nhà đất “lôm côm” ra khỏi cuộc chơi. Những người còn lại sẽ ý thức hơn trách nhiệm và môi trường hành nghề của mình bằng tinh thần cầu thị, trách nhiệm, luôn nâng cao kiến thức chuyên môn nếu không muốn bị “sa thải”. Trong suốt một thời gian dài, người hành nghề môi giới BĐS tại Việt Nam hoạt động rất thụ động. Đa số những người hành nghề môi giới thường phụ thuộc vào “sàn” hoặc các chủ đầu tư, có gì bán nấy. Sản phẩm mà chuyên viên môi giới đang bán không phải do chính họ tự khai thác được, mà hầu hết là do các chủ đầu tư hoặc các giám đốc công ty phân phối đi quan hệ đem về. Thậm chí, họ còn không quan tâm đến sản phẩm đó có phù hợp với thị trường hay không, giá cả ra sao, giá trị cốt lõi là gì và có phù hợp với họ hay không... Chính những yếu tố nêu trên đã triệt tiêu tất cả sự sáng tạo của người hành nghề môi giới. Một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp – là người phải biết hoạt động độc lập tuân thủ theo một qui trình phức tạp và có nghề, từ khai thác sản phẩm đến tay khách hàng là cả một quá trình chuẩn bị khoa học, sáng tạo của người làm nghề môi giới BĐS. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp những “chìa khóa vàng” theo cách nói của những người hành nghề môi giới độc lập, lâu năm tại các nước phát triển. Như một qui tắc bắt buộc của người hành nghề nếu muốn thành công. 1/ Chìa khóa 1: Phân khúc thị trường Mỗi một phân khúc sản phẩm phù hợp sẽ gắn liền đến thương hiệu cá nhân của nhân viên môi giới và quan trọng hơn là phân khúc đó phải có cơ hội phát triển và kiếm được tiền. Một chuyên viên môi giới mà sản phẩm nào anh cũng “mó” tay vào như: đất nền dự án, căn hộ cao cấp, nhà phố, biệt thự, cho thuê mặt bằng, cho thuê căn hộ, mua bán căn hộ giá rẻ, nhà hàng, khách sạn… thì bảo đảm sớm muộn gì anh cũng sẽ hát bài “tình bơ vơ”. Đây là kiểu làm ăn nghiệp dư may nhờ rủi chịu khó mà thành công được. Lựa chọn một phân khúc sản phẩm đúng = 50% thành công. Trước khi lựa chọn một phân khúc phù hợp, bạn hãy tĩnh tâm ngồi lại để trả lời các câu hỏi sau đây trước khi quyết định: + Sản phẩm có phù hợp với khả năng chuyên môn? + Mãi lực của phân khúc đó ra sao? + Đang sôi động hay trầm lắng? + Số lượng sản phẩm được giao dịch trên thị trường ba tháng gần nhất? + Bao nhiêu người hành nghề cùng phân khúc này? + Thu nhập hằng tháng có thể mang lại? + Văn hóa dịch vụ của phân khúc sản phẩm này? + Nguồn cung cấp thông tin... Để lựa chọn được một phân khúc sản phẩm phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được khả năng chuyên môn của mình. Những thế mạnh, các mối quan hệ, hiểu biết về sản phẩm… Bởi ông bà ta có câu, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. 2/ Chìa khóa 2: Phân khúc khách hàng Đối tượng khách hàng là mấu chốt của một chuyên viên môi giới thành công. Giống như một chàng trai mà gặp ai cũng nói lời tỏ tình yêu thương được thì thật sự chàng trai đó sẽ không bao giờ có được một tình yêu đích thực. Người hành nghề môi giới cũng thế! Phải có một phân khúc khách hàng riêng và trung thành với phân khúc khách hàng đó thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn. Một phân khúc sản phẩm phù hợp - phải có một phân khúc khách hàng phù hợp. Một cơ sở dữ liệu tiềm năng phải hiểu là một danh sách khách hàng không phải đi mua mà phải được xây dựng qua thời gian đã được sàng lọc, phân loại, đánh giá... Nếu bạn quan tâm đến sinh viên thì đương nhiên sản phẩm của anh phải phù hợp với sinh viên. Nếu bạn quan tâm đến các đại gia thì đương nhiên bạn sẽ có những sản phẩm du lịch biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp cho đại gia và nếu bạn lựa chọn phân khúc khách hàng là kiều bào, người nước ngoài thì những sản phẩm của bạn phải phù hợp với các đối tượng này. Khi nói đến lựa chọn phân khúc khách hàng thì các vấn đề đặt ra là: + Bạn tiếp cận bằng cách nào? + Văn hóa ứng xử ra sao? + Bạn đã hiểu gì về phân khúc khách hàng này? + Bạn có hòa nhập được với khách hàng mà bạn lựa chọn? + Phân khúc khách hàng có tiềm năng, dễ tính? + Cơ hội phát triển? 3/ Chìa khóa 3: Địa bàn hoạt động Điều tối kỵ của người hành nghề môi giới là “chạy loạn” và không có địa bàn hoạt động, kinh doanh cụ thể. Để có được sản phẩm và nguồn khách hàng ổn định thì việc gắn bó với một địa bàn hoạt động sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh lâu dài. Hãy lựa chọn cho mình một địa phương hoạt động ổn định và có cơ hội phát triển. Địa bàn hoạt động phải phù hợp với phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp . Khi nói đến địa bàn hoạt động của chuyên viên môi giới thì chính người môi giới phải hiểu được những đặc điểm về văn hóa, dân trí, tín ngưỡng và mức sống của khu vực mà bạn phụ trách ...

Tài liệu được xem nhiều: