Mở đường vào Trung Hoa Đối với người Trung Hoa, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông và dẹt, và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất. Họ không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây, đẩy đất Trung Hoa của họ ra một góc của phương Đông. "Người ta không phải ngạc nhiên vì các hiền nhân Trung Hoa đã không làm những bước đó. Điều đáng ngạc nhiên là đã có người làm được những khám phá đó", Albert Einstein, 1953. Giờ đây, xét...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiếc đồng hồ của nhà truyền giáo
Chiếc đồng hồ của nhà truyền giáo
Mở đường vào Trung Hoa
Đối với người Trung Hoa, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông
và dẹt, và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất.
Họ không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây, đẩy đất
Trung Hoa của họ ra một góc của phương Đông.
Người ta không phải ngạc nhiên vì các hiền nhân Trung Hoa đã
không làm những bước đó. Điều đáng ngạc nhiên là đã có người làm được
những khám phá đó, Albert Einstein, 1953.
Giờ đây, xét về mặt kỹ thuật, người ta ở đâu cũng có thể xác định
được vị trí của mình trên trái đất. Nhưng điều đó có thể về mặt kỹ thuật thì
lại không luôn luôn có thể về mặt xã hội. Truyền thống, tập quán, phong tục,
ngôn ngữ, cơ chế, hàng ngàn thói quen nho nhỏ, những lối suy nghĩ và hành
động, đã là những rào cản. Chuyện ly kỳ về chiếc đồng hồ bên phương Tây
đã không xảy ra bên phương Đông.
Năm 1577, tại Đại học Dòng Tên ở Rôma, linh mục trẻ tên là Matteo
Ricci 1552-1610 lúc đó mới 25 tuổi gặp một cha từ địa sở truyền giáo Dòng
Tên ở ấn Độ trở về, liền quyết định đi truyền giáo tại vùng thế giới đó để
“thu vào kho lẫm của Giáo Hội Công Giáo những hoa màu phong phú do hạt
giống Tin mừng gieo vãi tại đó”. Nhà truyền giáo trẻ đã bộc lộ rõ một khối
óc độc lập sẽ biến ông thành một trong số những nhà truyền giáo vĩ đại nhất.
Lúc cậu bé được 17 tuổi, cha cậu đã gởi cậu đến Rôma để học luật. Sợ
rằng con mình sẽ bị dụ dỗ đi tu làm linh mục, cha cậu đã ra lệnh cho cậu
không được học các môn tôn giáo. Bất chấp những cố gắng của cha mình,
Matteo đã xin gia nhập Dòng Tên trước khi cậu 20 tuổi, sau đó viết thư xin
cha mình chấp thuận. Khi ông Ricci bố vội vàng đi Rôma để rút con mình ra
khỏi nhà tập Dòng Tên, dọc đường bị ngã bệnh, ông tin rằng đây là ý của
Chúa để con mình theo ơn kêu gọi của nó. Thế là Matteo Ricci bỏ Rôma đi
Genoa, rồi từ đó đáp tàu sang Bồ Đào Nha, để quá giang trên một tàu buôn
sang ấn Độ. Khi đến Goa, một vùng đất thuộc Bồ Đào Nha ở bờ biển tây
nam, tháng 9 năm 1578, ông ở lại đó bốn năm để học và dạy thần học. Sau
đó các bề trên Dòng Tên của ông cử ông sang truyền giáo tại Macao, ở đó
ông bắt đầu học tiếng Trung Hoa. Chỉ cách thành phố thương mại lớn Quảng
Đông một cái vịnh, Macao có vẻ là một bệ phóng lý tưởng cho các nhà
truyền giáo.
Ricci và một linh mục bạn, Michele Ruggieir, sống 7 năm ở Châu
Thanh, một thành phố phía tây Quảng Đông. Họ xây một ngôi nhà truyền
giáo và dù bị sự nghi kỵ của dân chúng và thỉnh thoảng có những trận mưa
đá do bàn tay của những người thù nghịch, nhưng mọi người đều coi các ông
là những người học rộng. Trên tường phòng khách của ngôi nhà truyền giáo,
Ricci trên một tấm bản đồ thế giới. Chính ông đã thuật lại như sau:
“Trong số những nước lớn, Trung Hoa là nước có nền thương mại
kém nhất; thực vậy, có thể nói họ hầu như không có giao lưu nào với thế
giới bên ngoài và hậu quả là họ mù tịt không biết gì về thế giới nói chung.
Thực ra, họ cũng có những họa đồ giống như bản đồ này và họ cho đó là cả
thế giới, nhưng thế giới của họ chỉ là 15 tỉnh của Trung Hoa và trên phần
biển chung quanh bản đồ, họ cũng vẽ ra một vài hòn đảo và đặt tên cho
chúng bằng cái tên của những vương quốc khác nhau mà họ được nghe nói
đến. Tất cả những hòn đảo này gộp lại cũng không to bằng tỉnh nhỏ nhất của
Trung Hoa. Với một kiến thức hạn chế như thế, không lạ gì họ huênh hoang
rằng nước họ là cả thế giới và họ gọi đó là Thiên hạ, nghĩa là tất cả những gì
ở dưới bầu trời. Khi họ biết Trung Hoa chỉ là một phần của phương đông to
lớn, cho rằng ý tưởng này là khác xa với ý tưởng của họ, hoàn toàn vô lý và
họ muốn tìm đọc về những chuyện này, để có thể đánh giá tốt hơn.
Chúng tôi phải nêu ra đây một khám phá khác giúp chính phục thiện
chí của người Trung Hoa. Đối với họ, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông
và dẹt và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất. Họ
không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây đẩy đất Trung Hoa
của họ ra một cái góc của phương Đông. Họ không thể nắm được những
chứng minh rằng trái đất hình cầu, gồm có đất và nước và tự bản chất một
hình cầu không có chỗ bắt đầu và chỗ cuối…
Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu, có
nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch hay
dùng một lịch không chính thức là phạm tội khi quân. Thiên văn học và
toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền...
Vì không hiểu biết về kích thước của trái đất và vì não trạng quá tự
tôn, người Trung Quốc nghĩ rằng chỉ có Trung Hoa là nước đáng kính nể.
Sánh với sự rộng lớn của vương quốc, việc cai trị và tầm hiệu biết, họ coi
mọi dân tộc khác không những là mọi rợ mà còn là những con vật không có
lý trí. Đối với họ, không một nơi nào trên trái đất xứng đáng có một hoàng
đế, một triều đại, hay một nền văn hóa. Lòng kiêu ngạo của họ càn ...