Chiến lược cạnh tranh: Phần 2
Số trang: 220
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.48 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách Chiến lược cạnh tranh - Michael E. Porter có kết cấu nội dung gồm phần còn lại nói về: những môi trường ngành phổ quát, chiến lược cạnh tranh cho các ngành phân mảnh, chiến lược cạnh tranh cho các ngành mới nổi, những quyết định chiến lược, phân tích chiến lược tích hợp theo chiều dọc,...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược cạnh tranh: Phần 2II. Những môi trường ngành phổ quátPhần 2 của cuốn sách vận dụng những kỹ thuật phân tích trong hoạch địnhchiến lược cạnh tranh (ở phần I) để khảo sát những vấn đề chiến lược cụ thểtrong một số loại môi trường ngành (industry environment) quan trọng. Cácmôi trường ngành khác nhau có sự khác biệt lớn nhất về những hàm ý chiếnlược cơ bản trên các mặt chủ yếu sau:- Mức độ tập trung của ngành;- Mức độ bão hòa của ngành;- Mức độ cạnh tranh quốc tế của ngành.Trong Phần 2, tôi lựa chọn một số loại môi trường ngành phổ quát, dựa trênnhững mặt này, để phân tích chi tiết. Trong mỗi loại môi trường ngành, tôichỉ ra những đặc trưng quan trọng của cơ cấu ngành, các vấn đề chiến lượcchủ chốt, những lựa chọn và những cái bẫy chiến lược (strategic pitfall).Năm môi trường ngành phổ quát quan trọng được lựa chọn để phân tíchtrong phần II. Chương 9 xem xét chiến lược cạnh tranh trong các ngànhphân mảnh - fragmented industries, nghĩa là các ngành có mức độ tập trungthấp. Các chương 10, 11 và 12 khảo sát việc hoạch định chiến lược cạnhtranh trong những ngành khác nhau cơ bản về mức độ bão hòa: Chương 10phân tích những ngành mới hoặc mới nổi - emerging/new industries;Chương 11 tập trung vào những ngành đang trong thời kỳ chuyển đổi khókhăn từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang giai đoạn bão hòa; và chương 12đề cập đến những vấn đề đặc thù của những ngành đang suy thoái -declining industries. Cuối cùng, chương 13 phân tích việc hoạch định chiếnlược trong các ngành toàn cầu - global industries, loại ngành ngày càng phổbiến trong những năm 1980.Những môi trường được khảo sát trong phần 2 đều dựa trên một khía cạnhcơ cấu chủ chốt (key structural dimension) của ngành và mỗi chương đềuphát triển những hàm ý đối với chiến lược cạnh tranh trong khía cạnh đó.Mặc dù một số chương phân tích những môi trường ngành hoàn toàn khácbiệt nhau (ví dụ một ngành chỉ có thể là ngành mới nổi hoặc là ngành đangsuy thoái), một số môi trường ngành có thể cùng tồn tại trong một ngành.Chẳng hạn, một ngành toàn cầu cũng có thể là ngành phân mảnh hoặc đangchuyển sang giai đoạn bão hòa.Độc giả nên bắt đầu bằng cách xếp môi trường ngành của một ngành cụ thểvào khung phân tích trong phần 2. Trong những ngành thuộc không chỉ mộtmôi trường ngành được khảo sát, vấn đề xây dựng chiến lược cạnh tranh đòihỏi phải điều hòa giữa những hàm ý chiến lược từ mỗi khía cạnh quan trọngtrong cơ cấu ngành.9. Chiến lược cạnh tranh trong các ngành phân mảnhMột ngành phân mảnh là một môi trường cấu trúc quan trọng, ở đó có nhiềudoanh nghiệp cạnh tranh với nhau, không có doanh nghiệp nào chiếm đượcmột thị phần rõ rệt và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành. Thông thườngcác ngành phân mảnh gồm vô số công ty vừa và nhỏ, phần nhiều trong sốđó là công ty tư nhân. Không có một định nghĩa định lượng chính xác vềmột ngành phân mảnh và có vẻ như một định nghĩa như vậy cũng khôngthật sự cần thiết đối với việc thảo luận về các vấn đề chiến lược trong môitrường kinh doanh quan trọng này. Điểm mấu chốt khiến các ngành này trởthành một môi trường khác biệt trong cạnh tranh là các ngành này không cónhững doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với sức mạnh có khả năng địnhhình các sự kiện trong ngành.Các ngành phân mảnh có thể dễ dàng được tìm thấy trong nhiều lĩnh vựccủa một nền kinh tế, dù ở Mỹ hoặc một vài quốc gia khác, và phổ biến trongnhững lĩnh vực sau:- Dịch vụ;- Bán lẻ;- Phân phối;- Chế biến gỗ và kim loại;- Sản phẩm nông nghiệp;- Những ngành “sáng tạo”.Một vài ngành phân mảnh, như viết phần mềm máy tính hay tổ chứcchương trình truyền hình, có đặc trưng với những sản phẩm hoặc dịch vụ cótính khác biệt, trong khi một vài ngành khác, ví dụ như vận chuyển cácthùng dầu, phân phối các bộ phận linh kiện điện tử, chế tạo các sản phẩmaluminum, lại chỉ yêu cầu các sản phẩm giống nhau. Những ngành phânmảnh cũng rất đa dạng về độ tinh xảo trong công nghệ, từ những ngànhcông nghệ cao như sử dụng năng lượng mặt trời đến việc thu gom rác vàbán lẻ rượu. Bảng 9-1 là danh sách các ngành chế tạo của Mỹ có tổng thịphần của bốn doanh nghiệp lớn nhất từ 40% toàn ngành trở xuống vào năm1972. Mặc dù danh sách này không tính đến lĩnh vực kinh doanh phân phối,dịch vụ và nhiều ngành khác không thuộc lĩnh vực chế tạo hoặc chưa đủ lớnđể tính đến, nó cũng đủ minh họa số lượng những ngành phân mảnh nhiềutới mức nào.Chương này sẽ khảo sát những vấn đề cụ thể trong hoạch định chiến lượccạnh tranh trong các ngành phân mảnh, nhóm ngành được xem như là mộtmôi trường phổ quát quan trọng. Cũng như những chương khác trong PhầnII, chương này không có ý định trở thành một cẩm nang dùng cho cạnhtranh trong một ngành phân mảnh cụ thể nào. Để rút ra kết luận về chiếnlược cạnh tranh trong một ngành cụ thể, những nội dung được đề cập tớitrong chương này nên được kết hợp với các khái niệm và kỹ thuật phân tíchtrong những chương khác của cuốn sách.Nội dung trong chương này được chia thành nhiều phần khác nhau. Trướctiên, tôi sẽ xem xét những lý do giải thích tại sao các ngành bị phân mảnh,bởi vì hiểu được điều này có tính chất quyết định đối với việc hoạch địnhchiến lược. Thứ hai, tôi sẽ đưa ra một vài cách tiếp cận nhằm khuyến khíchsự thay đổi cơ cấu, giúp vượt qua được sự phân mảnh trong ngành. Thứ ba,ở những ngành mà không thể vượt qua sự phân mảnh, tôi sẽ khảo sát mộtvài giải pháp thay thế nhằm đối phó với một cấu trúc phân mảnh. Liên quantới nội dung này, những cạm bẫy mà các công ty dễ rơi vào khi cạnh tranhtrong các ngành phân mảnh sẽ được nhận diện. Cuối cùng, tôi sẽ giới thiệumột khung phân tích cơ bản để hoạch định chiến lược cạnh tranh trong cácngành phân mảnh, dựa trên những nội dung ở những phần trước của chươngnày.Bảng 9-1: Những ngành phân mảnh trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ năm1972Nguồn: Phòng điều tra thống kê, Thống kê ngành chế tạo năm 1972, “Tỷ lệtập trung trong ngành chế tạo”, bảng 5.Điều gì làm cho một ngành phân mảnh? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược cạnh tranh: Phần 2II. Những môi trường ngành phổ quátPhần 2 của cuốn sách vận dụng những kỹ thuật phân tích trong hoạch địnhchiến lược cạnh tranh (ở phần I) để khảo sát những vấn đề chiến lược cụ thểtrong một số loại môi trường ngành (industry environment) quan trọng. Cácmôi trường ngành khác nhau có sự khác biệt lớn nhất về những hàm ý chiếnlược cơ bản trên các mặt chủ yếu sau:- Mức độ tập trung của ngành;- Mức độ bão hòa của ngành;- Mức độ cạnh tranh quốc tế của ngành.Trong Phần 2, tôi lựa chọn một số loại môi trường ngành phổ quát, dựa trênnhững mặt này, để phân tích chi tiết. Trong mỗi loại môi trường ngành, tôichỉ ra những đặc trưng quan trọng của cơ cấu ngành, các vấn đề chiến lượcchủ chốt, những lựa chọn và những cái bẫy chiến lược (strategic pitfall).Năm môi trường ngành phổ quát quan trọng được lựa chọn để phân tíchtrong phần II. Chương 9 xem xét chiến lược cạnh tranh trong các ngànhphân mảnh - fragmented industries, nghĩa là các ngành có mức độ tập trungthấp. Các chương 10, 11 và 12 khảo sát việc hoạch định chiến lược cạnhtranh trong những ngành khác nhau cơ bản về mức độ bão hòa: Chương 10phân tích những ngành mới hoặc mới nổi - emerging/new industries;Chương 11 tập trung vào những ngành đang trong thời kỳ chuyển đổi khókhăn từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang giai đoạn bão hòa; và chương 12đề cập đến những vấn đề đặc thù của những ngành đang suy thoái -declining industries. Cuối cùng, chương 13 phân tích việc hoạch định chiếnlược trong các ngành toàn cầu - global industries, loại ngành ngày càng phổbiến trong những năm 1980.Những môi trường được khảo sát trong phần 2 đều dựa trên một khía cạnhcơ cấu chủ chốt (key structural dimension) của ngành và mỗi chương đềuphát triển những hàm ý đối với chiến lược cạnh tranh trong khía cạnh đó.Mặc dù một số chương phân tích những môi trường ngành hoàn toàn khácbiệt nhau (ví dụ một ngành chỉ có thể là ngành mới nổi hoặc là ngành đangsuy thoái), một số môi trường ngành có thể cùng tồn tại trong một ngành.Chẳng hạn, một ngành toàn cầu cũng có thể là ngành phân mảnh hoặc đangchuyển sang giai đoạn bão hòa.Độc giả nên bắt đầu bằng cách xếp môi trường ngành của một ngành cụ thểvào khung phân tích trong phần 2. Trong những ngành thuộc không chỉ mộtmôi trường ngành được khảo sát, vấn đề xây dựng chiến lược cạnh tranh đòihỏi phải điều hòa giữa những hàm ý chiến lược từ mỗi khía cạnh quan trọngtrong cơ cấu ngành.9. Chiến lược cạnh tranh trong các ngành phân mảnhMột ngành phân mảnh là một môi trường cấu trúc quan trọng, ở đó có nhiềudoanh nghiệp cạnh tranh với nhau, không có doanh nghiệp nào chiếm đượcmột thị phần rõ rệt và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành. Thông thườngcác ngành phân mảnh gồm vô số công ty vừa và nhỏ, phần nhiều trong sốđó là công ty tư nhân. Không có một định nghĩa định lượng chính xác vềmột ngành phân mảnh và có vẻ như một định nghĩa như vậy cũng khôngthật sự cần thiết đối với việc thảo luận về các vấn đề chiến lược trong môitrường kinh doanh quan trọng này. Điểm mấu chốt khiến các ngành này trởthành một môi trường khác biệt trong cạnh tranh là các ngành này không cónhững doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với sức mạnh có khả năng địnhhình các sự kiện trong ngành.Các ngành phân mảnh có thể dễ dàng được tìm thấy trong nhiều lĩnh vựccủa một nền kinh tế, dù ở Mỹ hoặc một vài quốc gia khác, và phổ biến trongnhững lĩnh vực sau:- Dịch vụ;- Bán lẻ;- Phân phối;- Chế biến gỗ và kim loại;- Sản phẩm nông nghiệp;- Những ngành “sáng tạo”.Một vài ngành phân mảnh, như viết phần mềm máy tính hay tổ chứcchương trình truyền hình, có đặc trưng với những sản phẩm hoặc dịch vụ cótính khác biệt, trong khi một vài ngành khác, ví dụ như vận chuyển cácthùng dầu, phân phối các bộ phận linh kiện điện tử, chế tạo các sản phẩmaluminum, lại chỉ yêu cầu các sản phẩm giống nhau. Những ngành phânmảnh cũng rất đa dạng về độ tinh xảo trong công nghệ, từ những ngànhcông nghệ cao như sử dụng năng lượng mặt trời đến việc thu gom rác vàbán lẻ rượu. Bảng 9-1 là danh sách các ngành chế tạo của Mỹ có tổng thịphần của bốn doanh nghiệp lớn nhất từ 40% toàn ngành trở xuống vào năm1972. Mặc dù danh sách này không tính đến lĩnh vực kinh doanh phân phối,dịch vụ và nhiều ngành khác không thuộc lĩnh vực chế tạo hoặc chưa đủ lớnđể tính đến, nó cũng đủ minh họa số lượng những ngành phân mảnh nhiềutới mức nào.Chương này sẽ khảo sát những vấn đề cụ thể trong hoạch định chiến lượccạnh tranh trong các ngành phân mảnh, nhóm ngành được xem như là mộtmôi trường phổ quát quan trọng. Cũng như những chương khác trong PhầnII, chương này không có ý định trở thành một cẩm nang dùng cho cạnhtranh trong một ngành phân mảnh cụ thể nào. Để rút ra kết luận về chiếnlược cạnh tranh trong một ngành cụ thể, những nội dung được đề cập tớitrong chương này nên được kết hợp với các khái niệm và kỹ thuật phân tíchtrong những chương khác của cuốn sách.Nội dung trong chương này được chia thành nhiều phần khác nhau. Trướctiên, tôi sẽ xem xét những lý do giải thích tại sao các ngành bị phân mảnh,bởi vì hiểu được điều này có tính chất quyết định đối với việc hoạch địnhchiến lược. Thứ hai, tôi sẽ đưa ra một vài cách tiếp cận nhằm khuyến khíchsự thay đổi cơ cấu, giúp vượt qua được sự phân mảnh trong ngành. Thứ ba,ở những ngành mà không thể vượt qua sự phân mảnh, tôi sẽ khảo sát mộtvài giải pháp thay thế nhằm đối phó với một cấu trúc phân mảnh. Liên quantới nội dung này, những cạm bẫy mà các công ty dễ rơi vào khi cạnh tranhtrong các ngành phân mảnh sẽ được nhận diện. Cuối cùng, tôi sẽ giới thiệumột khung phân tích cơ bản để hoạch định chiến lược cạnh tranh trong cácngành phân mảnh, dựa trên những nội dung ở những phần trước của chươngnày.Bảng 9-1: Những ngành phân mảnh trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ năm1972Nguồn: Phòng điều tra thống kê, Thống kê ngành chế tạo năm 1972, “Tỷ lệtập trung trong ngành chế tạo”, bảng 5.Điều gì làm cho một ngành phân mảnh? ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiến lược cạnh tranh Michael Porter Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh Ma trận SWOT Ma trận EFE Ma trận IFEGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty Biti's
22 trang 544 0 0 -
16 trang 453 2 0
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của Lazada
19 trang 252 0 0 -
18 trang 241 0 0
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 193 0 0 -
Tiểu luận môn Quản trị chiến lược: Công ty Starbucks coffee
105 trang 163 0 0 -
20 trang 161 0 0
-
Báo cáo bài tập lớn Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược phát triển thương hiệu của Durex
21 trang 156 0 0 -
Tiểu luận: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Bà Triệu
28 trang 152 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn
10 trang 146 0 0