Chiến lược đại dương xanh - Một hướng tiếp cận để phát triển trường đại học Sư phạm Hà Nội
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 197.29 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một tổ chức muốn phát triển thành công cần phải có một chiến lược hợp lí. Bài báo nghiên cứu về cách vận dụng Chiến lược Đại dương xanh vào thực tiễn phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp và một số phương pháp chuyên dụng khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược đại dương xanh - Một hướng tiếp cận để phát triển trường đại học Sư phạm Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0074 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 206-215 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH - MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đào Anh Phương Phòng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Một tổ chức muốn phát triển thành công cần phải có một chiến lược hợp lí. Bài báo nghiên cứu về cách vận dụng Chiến lược Đại dương xanh vào thực tiễn phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp và một số phương pháp chuyên dụng khác. Kết quả nghiên cứu là một quy trình gồm 7 bước thực hiện Chiến lược Đại dương xanh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Chiến lược, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đại dương xanh, chiến lược đại dương đỏ. 1. Mở đầu Nền kinh tế thế giới đã thay đổi từ mô hình kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, sứ mạng của giáo dục ngày nay là đào tạo thế hệ công dân mới của thế kỉ XXI với những kĩ năng và năng lực đáp ứng nền kinh tế tri thức. Trước thực trạng đó, giáo dục Việt Nam cũng phải thay đổi để theo kịp xu thế phát triển của giáo dục thế giới. Những thay đổi này được thể hiện rõ thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước [8-10]. Để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xây dựng định hướng quy hoạch phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Bản định hướng quy hoạch này được điều chỉnh, bổ sung từ Kế hoạch Chiến lược Phát triển giai đoạn 2010-2020 của Nhà trường với các phương hướng, mục tiêu, giải pháp, lộ trình rõ ràng và cụ thể về các phương diện: Tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ sở vật chất, công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học và công tác kế hoạch tài chính. Việc quy hoạch Nhà trường được triển khai dựa trên các quan điểm: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; Quan điểm lịch sử - logic và Quan điểm thực tiễn. Sử dụng phân tích SWOT để xác định kế hoạch và chiến lược phát triển theo từng lĩnh vực được quy hoạch [27, 28]. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã tập trung toàn bộ đội ngũ giảng viên, cán bộ để nghiên cứu và triển khai các giải pháp, biện pháp để phát triển Nhà trường về các giác độ: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, ứng dụng các mô hình, học thuyết về dạy học như thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo, phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tiếp cận năng lực, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học [1, 3, 4, 6, 11-20, 29]. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đề cập tới vấn đề sử dụng một chiến lược cụ thể để phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện tại, có rất nhiều chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, Ngày nhận bài: 21/2/2017. Ngày nhận đăng: 19/4/2017. Liên hệ: Đào Anh Phương, e-mail: phuongda@hnue.edu.vn 206 Chiến lược đại dương xanh - một hướng tiếp cận để phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề xuất lựa chọn Chiến lược Đại dương xanh và cách vận dụng vào thực tiễn để phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Khởi nguồn của chiến lược là từ lĩnh vực quân sự từ hàng nghìn năm trước, sau đó được áp dụng rộng rãi sang nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh [26]. Từ những năm 60 trở lại đây có rất nhiều học thuyết liên quan tới chiến lược của nhiều tác giả khác nhau đề cập tới các khái niệm và giác độ của chiến lược như: Định hướng mục tiêu, mục đích cơ bản - dài hạn, chuỗi các hành động, phân bổ nguồn lực, kế hoạch tích hợp, xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc, tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hoá cạnh tranh [2, 5, 7, 21, 25, 30, 31]. Trong đó hai học thuyết có sức ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng chiến lược phát triển của các tổ chức là: Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter và Chiến lược Đại dương xanh của W. Chan Kim và Renee Mauborne. Theo Michael Porter thì có ba chiến lược cạnh tranh cơ bản: Chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược trọng tâm hóa [21-24]. Trong ba chiến lược trên, chiến lược khác biệt hóa đã được nghiên cứu và phát triển thành Chiến lược Đại dương xanh bởi W. Chan Kim và Renee Mauborne (2005) với triết lí là “Chiến thắng mà không cần cạnh tranh”, hướng tiếp cận của chiến lược này là tự tạo dựng một thị trường trong đó không có sự cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết. Về khái niệm, các tác giả đã giải thích bằng cách so sánh với chiến lược đại dương đỏ, t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược đại dương xanh - Một hướng tiếp cận để phát triển trường đại học Sư phạm Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0074 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 206-215 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH - MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đào Anh Phương Phòng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Một tổ chức muốn phát triển thành công cần phải có một chiến lược hợp lí. Bài báo nghiên cứu về cách vận dụng Chiến lược Đại dương xanh vào thực tiễn phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp và một số phương pháp chuyên dụng khác. Kết quả nghiên cứu là một quy trình gồm 7 bước thực hiện Chiến lược Đại dương xanh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Chiến lược, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đại dương xanh, chiến lược đại dương đỏ. 1. Mở đầu Nền kinh tế thế giới đã thay đổi từ mô hình kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, sứ mạng của giáo dục ngày nay là đào tạo thế hệ công dân mới của thế kỉ XXI với những kĩ năng và năng lực đáp ứng nền kinh tế tri thức. Trước thực trạng đó, giáo dục Việt Nam cũng phải thay đổi để theo kịp xu thế phát triển của giáo dục thế giới. Những thay đổi này được thể hiện rõ thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước [8-10]. Để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xây dựng định hướng quy hoạch phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Bản định hướng quy hoạch này được điều chỉnh, bổ sung từ Kế hoạch Chiến lược Phát triển giai đoạn 2010-2020 của Nhà trường với các phương hướng, mục tiêu, giải pháp, lộ trình rõ ràng và cụ thể về các phương diện: Tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ sở vật chất, công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học và công tác kế hoạch tài chính. Việc quy hoạch Nhà trường được triển khai dựa trên các quan điểm: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; Quan điểm lịch sử - logic và Quan điểm thực tiễn. Sử dụng phân tích SWOT để xác định kế hoạch và chiến lược phát triển theo từng lĩnh vực được quy hoạch [27, 28]. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã tập trung toàn bộ đội ngũ giảng viên, cán bộ để nghiên cứu và triển khai các giải pháp, biện pháp để phát triển Nhà trường về các giác độ: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, ứng dụng các mô hình, học thuyết về dạy học như thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo, phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tiếp cận năng lực, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học [1, 3, 4, 6, 11-20, 29]. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đề cập tới vấn đề sử dụng một chiến lược cụ thể để phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện tại, có rất nhiều chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, Ngày nhận bài: 21/2/2017. Ngày nhận đăng: 19/4/2017. Liên hệ: Đào Anh Phương, e-mail: phuongda@hnue.edu.vn 206 Chiến lược đại dương xanh - một hướng tiếp cận để phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề xuất lựa chọn Chiến lược Đại dương xanh và cách vận dụng vào thực tiễn để phát triển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Khởi nguồn của chiến lược là từ lĩnh vực quân sự từ hàng nghìn năm trước, sau đó được áp dụng rộng rãi sang nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh [26]. Từ những năm 60 trở lại đây có rất nhiều học thuyết liên quan tới chiến lược của nhiều tác giả khác nhau đề cập tới các khái niệm và giác độ của chiến lược như: Định hướng mục tiêu, mục đích cơ bản - dài hạn, chuỗi các hành động, phân bổ nguồn lực, kế hoạch tích hợp, xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc, tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hoá cạnh tranh [2, 5, 7, 21, 25, 30, 31]. Trong đó hai học thuyết có sức ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng chiến lược phát triển của các tổ chức là: Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter và Chiến lược Đại dương xanh của W. Chan Kim và Renee Mauborne. Theo Michael Porter thì có ba chiến lược cạnh tranh cơ bản: Chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược trọng tâm hóa [21-24]. Trong ba chiến lược trên, chiến lược khác biệt hóa đã được nghiên cứu và phát triển thành Chiến lược Đại dương xanh bởi W. Chan Kim và Renee Mauborne (2005) với triết lí là “Chiến thắng mà không cần cạnh tranh”, hướng tiếp cận của chiến lược này là tự tạo dựng một thị trường trong đó không có sự cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết. Về khái niệm, các tác giả đã giải thích bằng cách so sánh với chiến lược đại dương đỏ, t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mathematical sciences Physical sciences Chiến lược cạnh tranh Chiến lược đại dương xanh Chiến lược đại dương đỏGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu học tập Quản trị marketing: Phần 2
120 trang 194 0 0 -
25 trang 171 0 0
-
Tiểu luận: Chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty Cổ Phần Phần mềm ABC
21 trang 141 0 0 -
Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel
26 trang 130 0 0 -
49 trang 108 0 0
-
Mô hình tăng trưởng của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết – Những thay đổi về chiến lược
8 trang 82 0 0 -
Tiểu luận: Sản phẩm sữa Vinamilk
30 trang 59 0 0 -
trang 57 1 0
-
Bài giảng Quản trị marketing: Chương 4 - Ths. Huỳnh Hạnh Phúc
13 trang 53 0 0 -
66 trang 44 0 0