Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 1Israel chuẩn bị chiến tranhTrong khi khối Ả Rập phân tán, cố giải quyết vấn đề nội bộ của từng miền mà không xong vì mâu thuẫn quyền lợi, mâu thuẫn chủ trương thì Do Thái rất đoàn kết, cùng xắn tay củng cố quốc gia, khuếch trương kinh tế, chuẩn bị chiến tranh. Họ muốn rửa cái nhục năm 1956 và biết rằng còn phải chiến đấu nữa với Ả Rập.Mỹ giúp cho họ một tỷ sáu trăm triệu Mỹ kim, đồng bào của họ ở Mỹ gửi tiền về, Tây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 1 Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 1 Israel chuẩn bị chiến tranh Trong khi khối Ả Rập phân tán, cố giải quyết vấn đề nội bộ của từng miền màkhông xong vì mâu thuẫn quyền lợi, mâu thuẫn chủ trương thì Do Thái rất đoànkết, cùng xắn tay củng cố quốc gia, khuếch trương kinh tế, chuẩn bị chiến tranh.Họ muốn rửa cái nhục năm 1956 và biết rằng còn phải chiến đấu nữa với Ả Rập. Mỹ giúp cho họ một tỷ sáu trăm triệu Mỹ kim, đồng bào của họ ở Mỹ gửi tiềnvề, Tây Đức bồi thường cho họ, rồi tiền riêng của họ, họ bỏ ra một phần lớn muakhí giới tối tân (như phi cơ Mirage của Pháp), chế tạo khí giới, tàu chiến, tổ chứclại quân đội huấn luyện sỹ tốt. Đàn ông phải thi hành quân dịch hai năm rưỡi, phụ nữ không có chồng thi hànhhai năm, nhưng có thể miễn dịch nếu theo Do Thái giáo. Mỗi năm sỹ tốt hậu bị phải vào trại huấn luyện liên tiếp trong ba mươi ngày vàmỗi tháng luyện tập thêm một ngày nữa, như vậy hễ có lệnh động viên là chỉ từ 24đến 72 giờ, có thể có được 250.000 quân. Dân số năm 1967 khoảng trên hai triệuDo Thái với 500.000 Ả Rập và kiều dân, hai hạng sau không phải nhập ngũ. Tỷ số250.000 quân trên 2.000.000 dân là tỷ số lớn nhất thế giới. Họ được huấn luyện rất gắt - gắt gấp ba ở Mỹ - được dạy dỗ đàng hoàng về vănhóa, về nghề nghiệp. Họ lại tổ chức nhiều đạo quân thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi đểkiến thiết quốc gia trong thời bình (đắp đường, xây đồn, cày ruộng), bảo vệ quốcgia trong thời chiến. Khắp biên giới và cả trong sa mạc Neguev chỗ nào cũng mọc lên các Kibboutzmà mỗi Kibboutz là một tiền đồn có đủ sức tự vệ trong khi chờ đợi quân cứu viện.Trừ miền biên giới Sinai và Gaza có quân đội mũ xanh dương của Liên Hiệp Quốcđóng từ sau chiến tranh Suez (1956), còn ở biên giới Jordani, Syrie, các vụ xungđột xảy ra thường ngày. Lỗi về bên nào? Có lẽ về cả hai. Có điều chắc chắn là nếulỗi về Ả Rập thì Do Thái trả đũa dữ dội để tỏ rằng họ mạnh, mà họ mạnh thật. Năm 1964, thấy Israel mỗi ngày mỗi hăng, khối Ả Rập họp nhau để định thái độ.Tunisia ôn hòa nhất, muốn dùng chính sách ngoại giao, Syrie kịch liệt nhất chỉ đòidùng ngay võ lực, Ai Cập trung dung, đề nghị cứ tạm giữ hiện trạng mà chuẩn bịchiến tranh cho kỹ đã. Để hòa giải hai chủ trương kia, Nasser thành lập một cơ quan giải phóngPalestine mà người cầm đầu là Ahmed Choukein[69]. Cơ quan này có mục đíchquấy rối các miền có dân tản cư Ả Rập tức ở Gaza (40000 dân tản cư trên một thẻođất nhỏ độ ba trăm cây số vuông) và Jordani, trên một biên giới dài 350 cây số. Cơquan đóng bản dinh ở Jérusalem, rất có nhiều tiền vì hầu hết các quốc gia Ả Rậpđều phải đóng góp một thứ thuế gọi là thuế hồi hương, nhờ vậy trong hai nămthành lập được một đạo quân 16.000 người. Trung Quốc tham dự, tình hình thêm căng thẳng Từ 1956, Tiệp Khắc, Nga vẫn cung cấp khí giới cho Ai Cập (một phần là đổilấy bông vải Ai Cập vì bông Ai Cập rất tốt). Syrie, từ 1960, cung cấp cả cho línhnữa, gửi nhiều huấn luyện viên quân sự tới ba xứ đó, nhất là Ai Cập. Bắt đầu từ1965, khối Ả Rập nhận thêm viện trợ quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc giao thiệp với khối Ả Rập từ trước 1955, năm 1965 đã được hầuhết các quốc gia Tây Á và Trung Á thừa nhận (chỉ trừ Thổ và Liban). Trung Quốcở xa bán đảo Ả Rập, không có quyền lợi gì nhiều tại nơi đó, nhưng vẫn muốn gâyảnh hưởng ở khắp các nước Á, Phi, nhất là từ khi Nga dùng chính sách xét lại,muốn sống chung hòa bình với Mỹ thì Trung Quốc cho mình là theo đúngđường lối Marx-Lenin, mới xứng đáng lãnh đạo đệ tam thế giới, tức khối cácnước nhược tiểu, kém phát triển. Ở Ả Rập, họ hô hào đả đảo thực dân Mỹ, Anh, đả đảo Do Thái tự tôn, tranhgiành ảnh hưởng của Nga. Họ viện trợ được rất ít vì họ còn nghèo, thiếu kỹ thuậtgia, nhưng sự tuyên truyền của họ có kết quả (sách báo, phim, trao đổi phái đoàn.Từ 1956 đến 1965, có 39 phái đoàn Trung Hoa qua Tây Á, Trung Á, và 17 pháiđoàn Tây Á, Trung Á qua Trung Quốc), nên trong các đảng cộng sản Ả Rập đã cóphe theo Trung Quốc. Hai nước được họ viện trợ hơn cả là Yemen và Syrie. Năm 1963, Syrie đượcvay của Trung Hoa 70 triệu quan Thụy sỹ để canh tân kỹ thuật, phát triển kinh tế.Năm 1964 Yemen được mượn (khỏi trả lời) trên 2 triệu quan Thụy sỹ, và 10 triệuAnh bảng để mở đường, lập xưởng dệt. Ở Ai Cập, Iraq, Koweit, ảnh hưởng của Trung Quốc có phần kém. Nhưng khiNasser thành lập cơ quan giải phóng Palestine thì Chu Ân Lai hứa hết lòng ủng hộẢ Rập chống lại Mỹ và Do Thái tự trị. Choukein qua Bắc Kinh, được Chu Ân Laitiếp đón niềm nở, coi như một lãnh tụ Ả Rập, nên về Jérusalem ông ta hăng say,đòi mở cuộc Thánh chiến diệt Israel và tuyên bố sẽ sẵn sàng bắn phát súng đầutiên. Nasser thấy ông ta đi quá trớn, vội cải chính nhưng đã quá trễ. Tình hình vì vậy mà cực kỳ căng thẳng: Khắp biên giới Syrie, Jordani, hai bêngây với nhau, lần nào Israel cũng ở cái thế lợi. Tháng 5 năm 1967, Ai Cập đòi Liên Hiệp Quốc rút hết ...