Danh mục

Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 10751076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt. Mục lục [xem].Hoàn cảnh lịch sử Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lýnước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướngnhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quânTống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ ĐạiViệt. Mục lục [xem] Hoàn cảnh lịch sử Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc,nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quanhệ với họ. Trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nướcĐại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh. Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập (960) đã phải khắc phục những hậuquả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ,nhà Tống phải đối phó với nước Liêu lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia của ngườiKhiết Đan được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nênlãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vàotrung nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưngnguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống. Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạcủa người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải vàbị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởinhững cải cách của Vương An Thạch. Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để giải tỏa các căngthẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống. Biên giới Tống-Việt trước cuộc chiến Xem thêm: Nùng Trí Cao Từ thời Lý Thái Tông, nhà Lý đã nhân cuộc đánh phá biên giới nhà Tống củathủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao mà bành trướng ngầm lãnh thổ của mình bằngcách xúi biên dân người Việt lấn đất và sinh sự trong một thời gian khá dài[1]. Tri châu Tiêu Chú ở Ung Châu đã có lần dâng sớ về triều xin đánh Đại Việtkẻo sau có đại họa. Nhưng Tiêu Chú bị bãi chức. Khi Vương An Thạch lên cầmquyền, Tiêu Chú được phục chức vì ông là người am hiểu mọi vấn đề Đại Việt đangnằm trong kế hoạch mở rộng xuống phương nam của Vương An Thạch. Đánh ĐạiViệt không chỉ để khuếch trương về phương nam mà còn lấy khí thế để mở rộngcương vực cho Trung Nguyên về phương bắc (đánh Liêu và Hạ). Năm 1060, quan Lạng châu mục là Thân Thiệu Thái đem binh vào huyện NhửNgao ở châu Tây Bình thuộc địa giới nhà Tống để bắt người bỏ trốn. Bắt sống đượcnhóm ấy nhưng có lẫn cả Dương Lữ Tài là một viên quan nhà Tống và nhiều nam, nữ,trâu, ngựa. Nhà Tống sai quan Lại bộ thị lang là Dư Tĩnh đến Ung Châu thảo luận vềviệc ấy. Lý Thánh Tông lại sai Bùi Gia Hựu tới Ung Châu bàn nghị. Dư Tĩnh đemnhiều của đút lót Bùi Gia Hựu và gửi thư cho Hựu mang về, xin vua Lý trả lại DươngLữ Tài nhưng không được[2]. Vua Tống nén giận, giữ tình hòa hảo nhưng vẫn đợi dịp thuận tiện để xâm lăngĐại Việt mà từ lâu Tống coi như kẻ thù trong suốt mười năm. Tiêu Chú sau khi đượcphục hồi liền tới Quế Châu giao dịch với các tù trưởng từ đạo Đặc Ma đến châu ĐiềnĐống được hiểu lúc này Lý triều thắng Chiêm Thành, cướp thêm được 3 châu củangười Chiêm, dân sinh quốc kế rất thịnh đạt. Chủ trương đánh Đại Việt của Tống Từ năm 1070, Vương An Thạch chú ý đến phương nam và muốn lập công ởngoài biên, tâu lên vua Tống rằng: Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, cóthể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ.[3]. Vua Tống hỏi ý Tiêu Chú nhưng Tiêu Chú không tán thành cuộc nam chinh.Trái lại, Binh bộ thị lang Thẩm Khởi lại rất đồng tình đánh Đại Việt. Vua Tống liềnphái Thẩm Khởi thay Tiêu Chú làm Quảng Tây kinh lược sứ năm 1073 lo việc xuấtquân. Việc thứ nhất của Thẩm Khởi là đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế. Việc thứhai là phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủychiến. Sợ Đại Việt biết, ông cấm hẳn mọi việc buôn bán, giao dịch giữa các biên dânViệt-Trung. Các tù trưởng nằm trong kế hoạch phủ dụ của Thẩm Khởi là Lưu Kỷ ở QuảngNguyên, Nùng Thiện Mỹ ở Bắc Cạn, giáp Thất Khê hưởng ứng. Theo Nguyễn VănTố, họ Thẩm chứa chấp Nùng Thiện Mỹ và việc này đă đến tai người Việt[4]. Côngviệc đang tiến triển thì tháng ba năm 1074, Chuyển vận sứ Quảng Tây tỏ ý phản đốiThẩm Khởi về các hoạt động kể trên. Thêm nữa, Thẩm Khởi đã sai lầm trong nhiềuviệc nên bị đổi đi Đàm Châu và chính Vương An Thạch cũng không tin rằng Thẩmgiải quyết nổi vấn đề Đại Việt. Bấy giờ vua Tống trách Thẩm Khởi vì tội tự tiện nhậnbọn Nùng Thiện Mỹ mà không hỏi, cũng không đồng ý cho Lưu Kỷ nhập Tống vì sợnhà Lý giành lại. Lưu Di thay Thẩm Khởi, ...

Tài liệu được xem nhiều: