Chiều Trong Làng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiều Trong LàngChiều Trong Làng Sưu Tầm Chiều Trong Làng Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 17-October-2012Cây thanh long mỗi ngày một xum xuê. Những nhánh cây như nhành xương rồng, dài thậmthượt bò kín cả cái giàn trước nhà, leo lên cả bức tường đầu hồi còn lại của ngôi nhà năm xưa,trông một màu xanh dịu mềm mại. Bên mắt nhánh, những trái thon thon như những trái thơmnhỏ đeo lủng lẳng, nổi bật màu da hồng tươi. Bức tường rêu chơ vơ bên nền nhà cũ trồng thuốclá mang những nhánh thanh long đầy quả nom vừa hoang phế, vừa tươi thắm. Chính vì vậy,Bước không muốn phá bỏ bức tường để lấy gạch xây cho cái hầm ở đầu nhà. Vợ Bước căn nhằnnhiều bận vì bức tường hầu như vô ích đó. Chị kêu hoài về cái hầm thiếu kiên cố chỉ có hai thâncây nhỏ bằng bắp chân đỡ một lớp đất mỏng. Mong muốn của chị là có những lớp gạch chồng ởtrên vòm vừa gọn mắt, vừa vững chắc. Nhưng mỗi lần chị mở miệng than, Bước đã vội bạt đi,nhất định giữ bức tường lại cho cây thanh long. Có lần giận quá, chị bảo chồng:Bộ anh quí cây thanh long hơn vợ anh chắc. Anh có ngủ ở nhà đâu mà biết sợ đạn?Bước cũng giận dữ bảo vợ:Mày nói như thể đêm nào mày cũng ngủ ở nhà, tụt xuống hầm coi cửa coi nhà cho tao. Màyngỡ tao không biết tao đi khỏi thì mày cũng kéo xuống nhà thằng thầy pháp mà ngủ sao?Tới đây không còn ai nghĩ đến cây thanh long và căn hầm nữa. Trong đầu hai người chỉ cònchung một hình ảnh. Lão thầy pháp. Lão thầy pháp là một lão già quái dị ám ảnh hầu hết mọingười trong vùng. Trước kia nhà lão ở thánh thất, sau vì xích mích với một vị chức sắc, lão dọnxuống ở dưới cuối thôn. Nhà lão rực rỡ nhưng cũng bí ẩn như một cung điện nhỏ. Trong việc tínngưỡng, người ta hãi lão hơn sợ ông quận trưởng trong việc trị dân. Những người theo hầu lãonhiều khi được nể vì hơn một người nghĩa quân. Người ta kể nhiều chuyện về lão. Chuyện nàocũng lạ tai, hoang đường nhưng lại dễ lôi cuốn lòng tin của mọi người. Như người lãng mạn tìmcái chết để tạo cho mối tình mình thêm thơ mộng một cách bi thảm, người nghe những chuyệnvề lão tin lão để sợ hãi thêm trong việc tin tưởng quỷ thần. Càng thấy sợ lão bao nhiêu, người tacàng tin tưởng ở lão bấy nhiêu và càng thấy được che chở giữa đời sống chỉ có ý nghĩa vì bị nỗichết ám ảnh. Người ta tin lão dễ dàng như tin chuyện gã phu xe ngựa vừa dò vé số ở trước cửachợ đã ngã lăn ra chết sau đó năm phút, ruột người lẫn lội với ruột ngựa, như tin chuyện lão giàPhướn lên tỉnh ở với con cháu đã tưới dầu vào mái lá và vào mình rồi châm lửa đốt... Vì vậy, ởđâu người ta cũng dễ dàng tìm được dấu vết nhắc nhở tới lão thầy pháp. Nhìn lên đỉnh núi Chópđể coi mưa gió, người ta nghĩ đến chuyện một kho tàng ông bà giấu ở đó dành cho con cháubao giờ lấy lá chuối làm quần áo, lấy sỏi cát làm gạo bắp thì sẽ cho phép lão thầy pháp giởTrang 1/9 http://motsach.infoChiều Trong Làng Sưu Tầmchỏm núi ra lấy phân phát cho dân chúng. Tuy dân chúng chưa gặp nỗi khốn khó như vậy lâulâu lão vẫn phải viếng kho tàng một lần bằng cách giở chóp núi ra kiểm điểm lại. Nhìn nhữngcây dương bên này bờ sông, người ta nhớ đến vị trí trước kia của chúng. Trước kia hàng dươngnày ở mãi khúc quành bên kia sông, đến hồi lão thầy pháp lấy được cái sọ của một người bị sétđánh mang về để điều động bọn âm binh, thì bỗng nhiên sau một thời gian tản cư lên núi, lúc vềngười ta thấy đám hàng dương đó đã được chuyển hết cả sang bên này do phép của lão. Cónhiều người trẻ tuổi coi lão như thù nghịch, trỏ cho mọi người thấy vùng đất trồng dương bênkia sông bị lụt cuốn đi và nhắc cho mọi người nhớ lại những dây dương nhỏ bên này sông trướckhi tản cư. Người nói cứ nói và người tin cứ tin. Mất lòng tin ở nơi lão thầy pháp, họ còn biết tinai, tin gì bây giờ. Nhất là từ ngày thánh thất chỉ còn một người phế binh ở lại trông coi, nơi thờtự trở nên hoang vắng thì lão thầy pháp lại càng đắc thế. Nhóm người thù ghét lão phần nhiềuthuộc lớp trẻ đã đi lính hầu hết. Vả lại lão vốn là người ít đi ra ngoài trong những trường hợpkhông cần thiết. Lão cũng không tỏ vẻ thù ghét ai bao giờ. Những ai muốn tìm một cái cớ đểbuộc tội lão quả đã làm một việc vô ích. Nhưng những việc lão làm qua những lời đồn đãi vẫn tỏlão mà một người giảo quyệt. Người không ưa lão vẫn nghe nói lão làm tiền các tín chủ, hànhdâm với người nọ người kia. Nhưng ai làm gì được lão. Nếu bỏ qua những lời đồn, rút cục lòngthù ghét lão chỉ là một ông già có của, cưới được cô vợ nhỏ mười tám tuổi để một nơi gần tỉnhlỵ.Nhưng với Bước lúc này, Bước thật tình thù lão vì nghi lão ngủ với vợ mình. Buổi sáng ở tỉnh đạpxe về, nghe lõm bõm chuyện đó, Bước lặng người một lát. Bước về nhà không đả động chi cả,sợ vợ cho mình ghen tuông vô căn cứ. Bước chờ khi nào nắm chặt được bằng cớ, trị vợ cũngkhông muộn. Song từ hôm đó. Bước ít muốn góp mặt nói chuyện dông dài với người nọ ngườikia. Bước sợ phải nghe lại những tố cáo mơ hồ lõm bõm vừa làm Bước bồn chồn thêm vừakhiến Bước ngượng mặt. Kết cục chỉ còn lại trong lòng Bước nỗi nghi ngờ, tức giận không cótrớn biểu lộ. Có chăng chỉ những lúc cãi cọ về cây thanh long, nỗi giận đó cũng biểu lộ một cáchmơ hồ qua câu trách vợ bỏ nhà ra đi ngủ ở chỗ khác lúc mình vắng nhà. Sự thực chính Bước hồimới bắt đầu lên thị xã ngủ nhờ, đã dặn vợ: Nếu hãi ngủ nhà một mình thì xuống ngủ dưới chịhai. Nhờ bác Sau coi dùm nhà cũng được. Chị Hai, chị ruột của vợ Bước và là vợ lão thầy pháp.Vì vậy câu trách móc của Bước sẽ hết ý nghĩa nếu biến thành chữ xuống nhà thầy pháp màngủ thành xuống nhà chị Hai mà ngủ. Bước chẳng còn biết sao hơn là im lặng, tự cho cái khổng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiều Trong Làng truyện ngắn truyện Sáng khoa học xã hội thơ ca văn học Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 132 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
6 trang 126 0 0
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 124 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 122 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 106 0 0