Chính sách cổ tức và kỳ vọng thị trường của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết ở Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 519.51 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Báo cáo sử dụng dữ liệu từ các công ty xây dựng công trình giao thông niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2019. Báo cáo tập trung vào phân tích Chính sách cổ tức (CSCT) và Kì vọng thị trường đối với nhóm DN này cũng như mối quan hệ giữa hai tiêu chí này để xác định mức độ ảnh hưởng của các quyết định về CSCT của DN tới Nhận định của các NĐT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách cổ tức và kỳ vọng thị trường của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết ở Việt Nam Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ KỲ VỌNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thuỳ Dung Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội Email: dungntt89@utc.edu.vn; Tel: 0989908997 Tóm tắt. Báo cáo sử dụng dữ liệu từ các công ty xây dựng công trình giao thông niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2019. Báo cáo tập trung vào phân tích Chính sách cổ tức (CSCT) và Kì vọng thị trường đối với nhóm DN này cũng như mối quan hệ giữa hai tiêu chí này để xác định mức độ ảnh hưởng của các quyết định về CSCT của DN tới Nhận định của các NĐT. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp thống kê so sánh, khảo sát để phân tích và sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định các giả thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cổ tức của nhóm DN được nghiên cứu có thể coi là thấp và CSCT của các DN này có tác động thuận chiều tới kì vọng thị trường của các cổ phiếu. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị tới các bên liên quan. Từ khóa: Chính sách cổ tức , kì vọng thị trường, DN XDCTGT ở VN ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp và là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư, việc đông đảo nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp có thể coi như là giá trị doanh nghiệp đang tăng và ngược lại. Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên các thị trường khác nhau đối với các nhóm doanh nghiệp khác nhau cho thấy nhiều kết quả khác biệt về sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới kì vọng thị trường. Ở những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, nhà đầu tư được đánh giá là đa phần có chiến lược đầu tư ngắn hạn thì chính sách cổ tức hàng năm, chính sách có gắn trực tiếp với quyền lợi của các nhà đầu tư, được nhiều nghiên cứu cho rằng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí đầu tư, cũng chính là ảnh hưởng lớn tới kì vọng thị trường. Trong nền kinh tế, mỗi nhóm doanh nghiệp lại có tình hình kinh doanh đặc thù và kì vọng thị trường khác nhau, cần các chiến lược về chính sách cổ tức khác nhau. Nhóm các doanh nghiệp XDCTGT vốn được xếp vào nhóm doanh nghiệp có sự phát triển trong dài hạn do quy mô tài sản lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Hiện tại, chưa hề có nghiên cứu nào trên thị trường Việt Nam về chính sách cổ tức của nhóm doanh nghiệp này cũng như ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới kì vọng thị trường của các doanh nghiệp này. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng CSCT và Kì vọng thị trường của nhóm DN này như thế nào? CSCT có ảnh hưởng tới Kì vọng thị trường của các DN XDCTGT niêm yết được nghiên cứu hay không? Kiến nghị nào cần được đưa ra? CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU a. Cơ sở lý thuyết -840- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Nghiên cứu của Talat Afza và Samya Tahir (2012), quan sát của nghiên cứu là 25 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn từ 2005- 2009. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 4 yếu tố tác động đến P/E có ý nghĩa thống kê trong đó có Tỷ lệ chi trả cổ tức và biến Tỷ lệ chi trả cổ tức tác động cùng chiều với chỉ số P/E có mức ý nghĩa từ 1%-5%. [1] Jitmaneeroj, Boonlert (2017) đã kiểm tra mối quan hệ có điều kiện và phi tuyến giữa tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và Tỷ lệ cổ tức. Một phát hiện chung của các nghiên cứu trước đây khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là tỷ lệ P/E có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu kiểm tra điều kiện mà mối quan hệ thuận chiều tồn tại. Bài báo sử dụng mô hình hiệu ứng cố định để điều tra mối quan hệ có điều kiện và phi tuyến tính giữa tỷ lệ P/E và Tỷ lệ cổ tức. Với việc đưa vào các yếu tố cơ bản và tâm lý nhà đầu tư, mô hình này cho phép mối quan hệ phi tuyến được điều kiện hóa dựa trên tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Kết quả: Dựa trên dữ liệu hàng năm của các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1998-2014, bài báo này đưa ra bằng chứng mới chỉ ra rằng khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn (nhỏ hơn) so với tỷ suất sinh lợi yêu cầu, thì tỷ lệ P/E và tỷ lệ chi trả cổ tức thể hiện mối quan hệ ngược chiều (cùng chiều). Ý nghĩa thực tiễn: Do mối quan hệ biến động giữa tỷ số P / E và tỷ lệ chi trả, các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư cổ phiếu nên quan tâm nhiều hơn đến việc giảm tỷ lệ cổ tức hơn, và cũng nên quan tâm hơn tới các công ty có tỷ lệ chi trả thấp. [2] Krishnan, Cnv; Chen, Yifei(2017đã sử dụng cơ sở dữ liệu của tất cả các công ty thuộc chỉ số S&P 1500 trong suốt 88 quý từ năm 1995 đến năm 2016, nghiên cứu ghi nhận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức giai đoạn hiện tại có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan là đáng kể với tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) của giai đoạn tiếp theo đối với các công ty có vốn hóa thị trường cao và các công ty sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi trả cổ tức có tương quan nghịch chiều và ảnh hưởng đáng kể tới các công ty có tỷ lệ Giá trị sổ sách với thị trường cao. Vốn hóa thị trường (quy mô doanh nghiệp), tỷ lệ giữa giá trị Sổ sách với Giá cổ phiếu trên thị trường (đại diện cho nhận định của thị trường về tiềm năng tăng trưởng) và vấn đề ngành để xác định mức PER như một hàm của mức chi trả. Tuy nhiên, một khi các mức PER đã được xác định thì sự thay đổi trong hệ số chi trả cổ tức trong kỳ hiện tại có ảnh hưởng đáng kể và ngược chiều với sự thay đổi PER của kỳ tiếp theo. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ lập luận rằng sự gia tăng trong giai đoạn hiện tại báo hiệu giảm cơ hội đầu tư và tăng rủi ro và sẽ làm giảm tỷ lệ PER trong tương lai. [3] ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách cổ tức và kỳ vọng thị trường của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết ở Việt Nam Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ KỲ VỌNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thuỳ Dung Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội Email: dungntt89@utc.edu.vn; Tel: 0989908997 Tóm tắt. Báo cáo sử dụng dữ liệu từ các công ty xây dựng công trình giao thông niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2019. Báo cáo tập trung vào phân tích Chính sách cổ tức (CSCT) và Kì vọng thị trường đối với nhóm DN này cũng như mối quan hệ giữa hai tiêu chí này để xác định mức độ ảnh hưởng của các quyết định về CSCT của DN tới Nhận định của các NĐT. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp thống kê so sánh, khảo sát để phân tích và sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định các giả thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cổ tức của nhóm DN được nghiên cứu có thể coi là thấp và CSCT của các DN này có tác động thuận chiều tới kì vọng thị trường của các cổ phiếu. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị tới các bên liên quan. Từ khóa: Chính sách cổ tức , kì vọng thị trường, DN XDCTGT ở VN ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp và là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư, việc đông đảo nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp có thể coi như là giá trị doanh nghiệp đang tăng và ngược lại. Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên các thị trường khác nhau đối với các nhóm doanh nghiệp khác nhau cho thấy nhiều kết quả khác biệt về sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới kì vọng thị trường. Ở những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, nhà đầu tư được đánh giá là đa phần có chiến lược đầu tư ngắn hạn thì chính sách cổ tức hàng năm, chính sách có gắn trực tiếp với quyền lợi của các nhà đầu tư, được nhiều nghiên cứu cho rằng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí đầu tư, cũng chính là ảnh hưởng lớn tới kì vọng thị trường. Trong nền kinh tế, mỗi nhóm doanh nghiệp lại có tình hình kinh doanh đặc thù và kì vọng thị trường khác nhau, cần các chiến lược về chính sách cổ tức khác nhau. Nhóm các doanh nghiệp XDCTGT vốn được xếp vào nhóm doanh nghiệp có sự phát triển trong dài hạn do quy mô tài sản lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Hiện tại, chưa hề có nghiên cứu nào trên thị trường Việt Nam về chính sách cổ tức của nhóm doanh nghiệp này cũng như ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới kì vọng thị trường của các doanh nghiệp này. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng CSCT và Kì vọng thị trường của nhóm DN này như thế nào? CSCT có ảnh hưởng tới Kì vọng thị trường của các DN XDCTGT niêm yết được nghiên cứu hay không? Kiến nghị nào cần được đưa ra? CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU a. Cơ sở lý thuyết -840- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Nghiên cứu của Talat Afza và Samya Tahir (2012), quan sát của nghiên cứu là 25 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn từ 2005- 2009. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 4 yếu tố tác động đến P/E có ý nghĩa thống kê trong đó có Tỷ lệ chi trả cổ tức và biến Tỷ lệ chi trả cổ tức tác động cùng chiều với chỉ số P/E có mức ý nghĩa từ 1%-5%. [1] Jitmaneeroj, Boonlert (2017) đã kiểm tra mối quan hệ có điều kiện và phi tuyến giữa tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và Tỷ lệ cổ tức. Một phát hiện chung của các nghiên cứu trước đây khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là tỷ lệ P/E có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu kiểm tra điều kiện mà mối quan hệ thuận chiều tồn tại. Bài báo sử dụng mô hình hiệu ứng cố định để điều tra mối quan hệ có điều kiện và phi tuyến tính giữa tỷ lệ P/E và Tỷ lệ cổ tức. Với việc đưa vào các yếu tố cơ bản và tâm lý nhà đầu tư, mô hình này cho phép mối quan hệ phi tuyến được điều kiện hóa dựa trên tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Kết quả: Dựa trên dữ liệu hàng năm của các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1998-2014, bài báo này đưa ra bằng chứng mới chỉ ra rằng khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn (nhỏ hơn) so với tỷ suất sinh lợi yêu cầu, thì tỷ lệ P/E và tỷ lệ chi trả cổ tức thể hiện mối quan hệ ngược chiều (cùng chiều). Ý nghĩa thực tiễn: Do mối quan hệ biến động giữa tỷ số P / E và tỷ lệ chi trả, các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư cổ phiếu nên quan tâm nhiều hơn đến việc giảm tỷ lệ cổ tức hơn, và cũng nên quan tâm hơn tới các công ty có tỷ lệ chi trả thấp. [2] Krishnan, Cnv; Chen, Yifei(2017đã sử dụng cơ sở dữ liệu của tất cả các công ty thuộc chỉ số S&P 1500 trong suốt 88 quý từ năm 1995 đến năm 2016, nghiên cứu ghi nhận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức giai đoạn hiện tại có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan là đáng kể với tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) của giai đoạn tiếp theo đối với các công ty có vốn hóa thị trường cao và các công ty sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi trả cổ tức có tương quan nghịch chiều và ảnh hưởng đáng kể tới các công ty có tỷ lệ Giá trị sổ sách với thị trường cao. Vốn hóa thị trường (quy mô doanh nghiệp), tỷ lệ giữa giá trị Sổ sách với Giá cổ phiếu trên thị trường (đại diện cho nhận định của thị trường về tiềm năng tăng trưởng) và vấn đề ngành để xác định mức PER như một hàm của mức chi trả. Tuy nhiên, một khi các mức PER đã được xác định thì sự thay đổi trong hệ số chi trả cổ tức trong kỳ hiện tại có ảnh hưởng đáng kể và ngược chiều với sự thay đổi PER của kỳ tiếp theo. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ lập luận rằng sự gia tăng trong giai đoạn hiện tại báo hiệu giảm cơ hội đầu tư và tăng rủi ro và sẽ làm giảm tỷ lệ PER trong tương lai. [3] ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách cổ tức Xây dựng công trình giao thông Tỷ lệ cổ tức Vốn hóa thị trường Giá trị doanh nghiệpTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 975 34 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 426 12 0 -
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 245 0 0 -
Ước tính hệ số Beta trong thẩm định giá trị doanh nghiệp: Từ lý thuyết đến thực tiễn
8 trang 131 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính công ty: Phần 2 - TS. Nguyễn Quốc Khánh, ThS. Đàng Quang Vắng
313 trang 116 2 0 -
148 trang 106 0 0
-
6 trang 93 0 0
-
12 trang 85 0 0
-
5 trang 79 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 (2016)
232 trang 77 2 0