Danh mục

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam và vị trí của Việt Nam trong chính sách đó từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX đến nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.03 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ 1992 sau khi Nhật Bản và Việt Nam tái thiết lập quan hệ ngoại giao thì giữa hai nước đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt từ hơn thập niên trở lại đây quan hệ này thực sự đơm hoa kết trái. Để có được những kết quả đó là do chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã có những đổi mới trong chính sách đối ngoại của mình. Nhật Bản trước đây đối đầu với Việt Nam và lệ thuộc vào Mỹ, nhưng sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975, với học thuyết Fukuda của Nhật Bản đã thay đổi chính sách đối ngoại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam và vị trí của Việt Nam trong chính sách đó từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX đến nayBùi Thị Kim ThuTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ112(12)/1: 137 - 142CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAMVÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐÓTỪ ĐẦU THẬP NIÊN 90 THẾ KỈ XX ĐẾN NAYBùi Thị Kim Thu*Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTừ 1992 sau khi Nhật Bản và Việt Nam tái thiết lập quan hệ ngoại giao thì giữa hai nước đã đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt từ hơn thập niên trở lạiđây quan hệ này thực sự đơm hoa kết trái. Để có được những kết quả đó là do chính phủ Nhật Bảnvà Việt Nam đã có những đổi mới trong chính sách đối ngoại của mình. Nhật Bản trước đây đốiđầu với Việt Nam và lệ thuộc vào Mỹ, nhưng sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào năm1975, với học thuyết Fukuda của Nhật Bản đã thay đổi chính sách đối ngoại. Đặc biệt, từ sauChiến tranh Lạnh chính sách đó từ đối đầu chuyển sang đối tác với Việt Nam vì Nhật Bản nhìnthấy rõ tiềm năng của đất nước Việt Nam-nằm ở ngã tư của Đông Nam Á.Từ khóa: Nhật Bản, Việt Nam, đối ngoại, hợp tác, lợi ích.Quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có từlâu đời. Trong bộ từ điển bách khoa Kodanshicủa Nhật có ghi “Người Nhật Bản đầu tiên đếnViệt Nam là Abe No Nakamaro (có tên TrungQuốc là Triệu Hành), sống ở Trung Quốc thờiĐường Huyền Tông, với tư cách là Khiểnđường sứ (người được Nhật Bản cử đi học thờiNara-Heian). Sau một thời gian ông ở lạiTrung Quốc làm quan cho nhà Đường, năm735 được cử sang An Nam làm tiết độ sứ.*Thế kỉ XV-XVI, bắt đầu có sự giao lưu buônbán giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên,quan hệ Nhật-Việt chỉ có thể được coi làchính thức bắt đầu từ thế kỉ XVI dưới thờiMạc phủ Tokyganwa với việc cấp giấy phépxuất dương cho tàu buôn ra nước ngoài. Nhờchính sách này, tàu buôn Nhật đi lại nhộnnhịp trong vùng biển châu Á-Đông Nam Ákhông kém tàu buôn của phương Tây. Từ thếkỉ XVII quan hệ Nhật-Việt được tăng cườngvới việc người Nhật đến Hội An sớm hơnthương nhân các nước khác. Ở Hội An có mộtkhu cư trú riêng cho người Nhật và có cảthương điếm của thương nhân Nhật. NgoàiHội An thương nhân Nhật Bản còn buôn bánở Phố Hiến, Kẻ chợ, Thuận Hoá…*ĐT: 0976198586; Email: kimthu.dhkh@gmail.comSau đó từ thế kỉ XVIII đến những năm đầucủa thế kỉ XX do tình hình kinh tế và chính trịmỗi nước nên quan hệ hai nước bị ngưng trệ.Đến những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật đưara khẩu hiệu “Đại Đông Á” lập khu vực thịnhvượng chung sau đó Nhật chiếm toàn bộĐông Nam Á.Do thất bại trong chiến tranh thế giới thứ haiđã đặt Nhật Bản vào tình hình vô cùng khókhăn. Thủ tướng Nhật lúc đó là Yoshida đãđưa Nhật hoàn toàn vào sự đảm bảo an ninhcủa Mỹ và thực hiện chính sách đối nội cũngnhư đối ngoại do Mỹ vạch ra để tập trung cácnguồn lực nhằm phục hồi và phát triển kinhtế. Do đó, Nhật ủng hộ Mỹ trong cuộc chiếntranh ở Việt Nam.Ngày 21/9/1973, quan hệ ngoại giao giữaNhật Bản và Việt Nam chính thức được thiếtlập. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hainước đã chính thức khép lại thời kì đối lậpkéo dài giữa hai quốc gia, đồng thời đặt cơ sởmở đường cho sự phát triển cao hơn nữa vềmọi mặt trong thời gian tiếp theo.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬTBẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THẬPNIÊN 90 THẾ KỈ XXTrong thời kì 1954-1973, Nhật Bản (mộtnước tư bản lệ thuộc nhiều vào Mỹ) đã đứng137Bùi Thị Kim ThuTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆhẳn về phía Mỹ và các nước ASEAN để đốiđầu với Đông Dương (Việt Nam, Lào,Campuchia). Nửa đầu thời kì Chiến tranhLạnh, Nhật Bản thi hành chính sách “thoát Á,nhập Âu, tự coi mình là thành viên củaphương Tây”. Nhưng tháng 1 năm 1973,chính quyền Mỹ phải kí Hiệp định Pari tuyênbố rút quân không điều kiện ra khỏi miềnNam Việt Nam. Điều này chính là cơ hội tốtcho Nhật có quan hệ chính thức với Việt NamDân chủ Cộng hòa vì Nhật nhìn thấy lợi thếvề vị trí địa lí của Việt Nam nên Nhật Bảnmột mặt chủ động nối lại các cuộc đàm phánvề viện trợ không hoàn lại để tiến tới lập Đạisứ quán, thúc đẩy quan hệ bình thường vớiViệt Nam.Sau năm 1975, các nước Đông Nam Á bị chiathành hai khu vực khác biệt nhau: khốiASEAN và các nước Đông Dương. Nhật Bảncoi Đông Nam Á là một trong những quan hệđối ngoại quan trọng nhất vì đây là nơi cungcấp nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu cho NhậtBản, đồng thời đây cũng là nơi đầu tư trựctiếp rất quan trọng và là nơi nhận được ODAlớn nhất từ Nhật Bản. Cũng bởi thế khi đấtnước Việt Nam được giải phóng, hòa bình thìđây cũng là điều Nhật Bản mong muốn.Với chính sách đó Nhật Bản muốn thay thếvai trò của Mỹ ở châu Á, sau khi Mỹ rút dầnra khỏi khu vực này. Công cụ mà Nhật Bảncho rằng hữu hiệu nhất là dùng sức mạnh kinhtế của mình để ổn định tình hình Đông Dươngvà Đông Nam Á. Trong một cuốn sách củaNhật Bản đã khẳng định: “Chính sách củanước ta đối với các nước Đông Dương là cốgắng thiết lập quan hệ tốt với họ, dù chế độchính trị của họ khác với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: