Danh mục

Chính sách khuyến khích phát triển ô tô điện để phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.20 KB      Lượt xem: 51      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chính sách khuyến khích phát triển ô tô điện để phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam" phân tích thực trạng và chính sách phát triển xe điện tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam phát triển giao thông thân thiện môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách khuyến khích phát triển ô tô điện để phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN Ô TÔ ĐIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Bùi Quang Tuấn* Trần Mai Trang** Tóm tắt: Đô thị ngày nay phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Sự chuyển dịch của các phương tiện giao thông vận tải truyền thống sang các phương tiện sử dụng điện là xu hướng chuyển dịch tất yếu của các nước trên thế giới để giải quyết các vấn đề này. Bài viết này phân tích thực trạng và chính sách phát triển xe điện tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam phát triển giao thông thân thiện môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. Các chính sách cần phải tập trung cả đối với người sản xuất, người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xe điện ở một quốc gia. Từ khóa: Chính sách; Đô thị bền vững; Xe điện. 1. Đặt vấn đề Phát thải khí nhà kính (GHG) và ô nhiễm không khí do giao thông ở các đô thị đang là những thách thức lớn trong phát triển đô thị. Theo ước tính của Liên minh châu Âu (EU), lĩnh vực giao thông vận tải có thể tạo ra khoảng 30% lượng phát thải nhà kính, trong đó khoảng 72% là vận tải đường bộ. Từ những năm 1990, lượng phát thải nhà kính từ các phương tiện giao thông vận tải bắt đầu tăng nhanh (Keçebaş, Kayfeci, & Bayat, 2019). Lượng khí thải có dấu hiệu gia tăng mạnh từ năm 2013. Số liệu của EU cho thấy nếu số lượng các phương tiện giao thông vận tải sử dụng động cơ đốt trong (ICE) giảm thì lượng khí thải từ ngành giao thông giảm và có thể đóng góp cho việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu phát triển các đô thị bền vững ở các quốc gia thì chuyển đổi năng lượng - từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo - và chuyển đổi các loại phương tiện giao thông - từ xăng, dầu sang điện của ngành giao thông vận tải - là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến xung quanh việc chuyển đổi sang các phương tiện sử dụng điện như chi phí đầu tư ban đầu cao, các hạn chế liên quan đến kĩ thuật (phạm vi lái xe hạn chế và tính khả thi của * PGS.TS, Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam, email: bqt313@gmail.com. ** Tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam. 400 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT việc xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc). Những lo lắng này có thể giải quyết được bằng các chính sách của chính phủ. Đã có nhiều quốc gia đang bước đầu thực hiện chính sách thúc đẩy sử dụng các loại phương tiện xe điện như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Việc xây dựng một đô thị bền vững, thông minh không thể không tính đến việc sử dụng các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện. Bài viết này xem xét những chính sách và kinh nghiệm phát triển xe ô tô điện tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó đưa ra những hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh cần phải phát triển các độ thị theo hướng bền vững. 2. Thực trạng chính sách sử dụng xe điện ở một số quốc gia trên thế giới Để các thành phố có thể phát triển bền vững thì nhu cầu về phương tiện giao thông bền vững an toàn, đáng tin cậy và giá cả phải chăng là điều cần thiết. Quá trình chuyển đổi năng lượng sang một xã hội không carbon đòi hỏi phải có chiến lược đầu tư cho công nghệ tiên tiến, sản xuất ra các phương tiện tham gia giao thông giảm phát thải khí nhà kính. Theo hướng này, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các công nghệ đột phá như các loại xe điện (EV) sử dụng công nghệ cao, công nghệ lái xe điện tự hành. Đô thị ít cacbon, đô thị phát triển bền vững là đô thị có đặc trưng sử dụng năng lượng tái tạo và các phương tiện giao thông điện như là loại hình phổ biến. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu đánh giá thực trạng và các chính sách thúc đẩy sử dụng các phương tiện bằng điện nhằm hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính và xây dựng đô thị bền vững. Nghiên cứu của van der Kam và các cộng sự (2018) cho thấy để có thể phát triển xe điện cần sự cộng tác của cả khu vực công và tư nhân. Những biện pháp đó có thể là những biện pháp tiền tệ và những biện pháp phi tiền tệ, kết hợp với các thu phí cơ sở hạ tầng. Các biện pháp của chính phủ bao gồm các biện pháp ưu đãi tài chính cho việc mua và hỗ trợ các dự án R&D, các biện pháp về thuế và cơ sở hạ tầng là những phương thức hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện bằng điện. Ngoài ra, những quốc gia áp dụng các biện pháp đánh thuế đối với mức phát thải CO2 thường là những quốc gia có tỷ lệ xe điện cao hơn. Thị trường xe điện hiện nay chủ yếu bị ảnh hưởng bởi giá dầu, các giới hạn nhằm giảm lượng CO2 của chính phủ, các công nghệ nhằm phát triển các loại pin và việc xây dựng các trạm sạc xe điện. Nghiên cứu của Nordelöf và các công sự (2014) cũng cho thấy để tăng cường các phương tiện di chuyển bằng điện thì những chính sách có tác động mạnh phải kể đến như chính sách liên quan đến tổng chi phí sở hữu xe (TCO), các chính sách khuyến khích lắp đặt cơ sở hạ tầng trạm sạc và lưới điện công cộng kết hợp với nhiều yếu tố thúc đẩy khiến việc sử dụng ô tô chạy xăng không còn hấp dẫn nữa và do đó có thể tác động có lợi đến việc sử dụng xe điện. 2.1. Thị trường xe điện trên toàn cầu Thị trường xe điện toàn cầu có mức tăng trưởng tương đối tốt trong giai đoạn từ 2015 - 2021. Trong năm 2017, số lượng xe điện trên toàn cầu là 1,2 triệu thì năm 2018, số lượng xe điện đã tăng lên mức gần 2,1 triệu xe và chỉ trong nửa đầu năm 2021 tổng số lượng xe điện bán ra trên toàn cầu là 2,65 triệu chiếc và dự kiến trong năm 2021, tổng lượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: