Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 18: Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp - Trần Tiến Khai
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 571.45 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 18 "Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp" trình bày những thông tin tóm lược về việc phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp như: chuỗi giá trị, sơ đồ hóa các quan hệ sản phẩm, phương pháp phân tích chuỗi giá trị, và một số kiến thức khác. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 18: Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp - Trần Tiến Khai Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chinh sách phát triển Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng Niên khóa 2011-2013 Ghi chú Bài giảng 18 nông nghiệp Ghi chú Bài giảng 18 Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp Trần Tiến Khai Toàn cầu hóa dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại thế giới, quốc tế hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia và sự sụt giảm chi phí thông tin và liên lạc. Trong thế giới hiện đại ngày nay, cách sống thay đổi rất nhiều, bao gồm cả cách thức ăn uống, nhất là đối với tầng lớp trung lưu thành thị, do sự lan tỏa cách sống hiện đại thông qua truyền thông và du hành. Sự thay đổi cách thức ăn uống có các đặc trưng là đa dạng, thuận tiện và phá vỡ truyền thống (Pingali, 2006). Ngoài ra, người tiêu dùng ở các đô thị có xu hướng sử dụng nhiều hơn thức ăn phi truyền thống nhờ vào khả năng tiếp cận tốt hơn đến các hệ thống siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ và các chiến dịch tiếp thị (Reardon, Timmer, et al., 2003). Một trong những xu hướng liên quan đến toàn cầu hóa hiện nay là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hiện đại. Các thị trường hàng hóa này liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, lẻ quy mô lớn. Các thị trường này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và các sản phẩm giá thấp và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hệ thống thu mua hàng hóa của các thị trường này thường được hợp nhất theo chiều dọc, tầm hoạt động mang tính toàn cầu và có độ phức tạp cao. Các thị trường kiểu này có tính năng động rất lớn, đáp ứng nhanh chóng với biến động giá, nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ hội công nghệ mới. Quy mô doanh thu của các hệ thống thị trường hiện đại này rất lớn, và kết hợp với chi phí thấp, dẫn đến lợi nhuận chung là con số khổng lồ. Sự tập trung của các thị trường là rất lớn, chỉ một vài tập đoàn bán lẻ đã có thể khống chế hầu hết doanh số (Sonja Vermeulen, Jim Woodhill, Felicity Proctor & Rik Delnoye, 2008). Sự thay đổi này dẫn đến sự thống thị thị trường nông sản của các siêu thị và sự thay đổi về thể chế và tổ chức trong suốt chuỗi tiếp thị thực phẩm. Các thay đổi này cũng gắn chặt với sự thiết lập các tiêu chuẩn tư nhân về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm ; hình thành hệ thống mua bán, sản xuất theo hợp đồng (Dolan and Humphrey, 2001, trích bởi Pingali, 2006). Sự tập trung cao độ của thương mại thực phẩm và sự khống chế thị trường của một số ít nhà bán lẻ và các nhà trung gian quy mô lớn đe dọa sự tồn tại của tiểu thương và nông dân nhỏ, do kém cạnh tranh và không đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra (Dolan & Humphrey, 2001; Reardon & Berdegué, 2002, trích bởi Pingali, 2006). Trần Tiến Khai 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chinh sách phát triển Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng Niên khóa 2011-2013 Ghi chú Bài giảng 18 nông nghiệp Sự liên kết dọc phát sinh do yêu cầu thích ứng với thị trường hiện đại dẫn đến việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm. Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng ( Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi. Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống. Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Có ba dòng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị được phân biệt như sau: Khung khái niệm của Porter (1985) Tiếp cận “filière” (phân tích ngành hàng– CCA), Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất. Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 18: Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp - Trần Tiến Khai Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chinh sách phát triển Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng Niên khóa 2011-2013 Ghi chú Bài giảng 18 nông nghiệp Ghi chú Bài giảng 18 Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp Trần Tiến Khai Toàn cầu hóa dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại thế giới, quốc tế hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia và sự sụt giảm chi phí thông tin và liên lạc. Trong thế giới hiện đại ngày nay, cách sống thay đổi rất nhiều, bao gồm cả cách thức ăn uống, nhất là đối với tầng lớp trung lưu thành thị, do sự lan tỏa cách sống hiện đại thông qua truyền thông và du hành. Sự thay đổi cách thức ăn uống có các đặc trưng là đa dạng, thuận tiện và phá vỡ truyền thống (Pingali, 2006). Ngoài ra, người tiêu dùng ở các đô thị có xu hướng sử dụng nhiều hơn thức ăn phi truyền thống nhờ vào khả năng tiếp cận tốt hơn đến các hệ thống siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ và các chiến dịch tiếp thị (Reardon, Timmer, et al., 2003). Một trong những xu hướng liên quan đến toàn cầu hóa hiện nay là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hiện đại. Các thị trường hàng hóa này liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, lẻ quy mô lớn. Các thị trường này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và các sản phẩm giá thấp và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hệ thống thu mua hàng hóa của các thị trường này thường được hợp nhất theo chiều dọc, tầm hoạt động mang tính toàn cầu và có độ phức tạp cao. Các thị trường kiểu này có tính năng động rất lớn, đáp ứng nhanh chóng với biến động giá, nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ hội công nghệ mới. Quy mô doanh thu của các hệ thống thị trường hiện đại này rất lớn, và kết hợp với chi phí thấp, dẫn đến lợi nhuận chung là con số khổng lồ. Sự tập trung của các thị trường là rất lớn, chỉ một vài tập đoàn bán lẻ đã có thể khống chế hầu hết doanh số (Sonja Vermeulen, Jim Woodhill, Felicity Proctor & Rik Delnoye, 2008). Sự thay đổi này dẫn đến sự thống thị thị trường nông sản của các siêu thị và sự thay đổi về thể chế và tổ chức trong suốt chuỗi tiếp thị thực phẩm. Các thay đổi này cũng gắn chặt với sự thiết lập các tiêu chuẩn tư nhân về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm ; hình thành hệ thống mua bán, sản xuất theo hợp đồng (Dolan and Humphrey, 2001, trích bởi Pingali, 2006). Sự tập trung cao độ của thương mại thực phẩm và sự khống chế thị trường của một số ít nhà bán lẻ và các nhà trung gian quy mô lớn đe dọa sự tồn tại của tiểu thương và nông dân nhỏ, do kém cạnh tranh và không đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra (Dolan & Humphrey, 2001; Reardon & Berdegué, 2002, trích bởi Pingali, 2006). Trần Tiến Khai 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chinh sách phát triển Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng Niên khóa 2011-2013 Ghi chú Bài giảng 18 nông nghiệp Sự liên kết dọc phát sinh do yêu cầu thích ứng với thị trường hiện đại dẫn đến việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm. Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng ( Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi. Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống. Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Có ba dòng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị được phân biệt như sau: Khung khái niệm của Porter (1985) Tiếp cận “filière” (phân tích ngành hàng– CCA), Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất. Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng Chính sách phát triển Phân tích chuỗi giá trị Sơ đồ quan hệ sản phẩm Phương pháp phân tích chuỗi giá trịGợi ý tài liệu liên quan:
-
50 trang 73 0 0
-
Thị trường bất động sản: Chính sách phát triển ở Việt Nam - Phần 1
163 trang 37 0 0 -
Báo cáo: Chính sách xóa đói giảm nghèo
11 trang 34 0 0 -
Tiểu luận Giới thiệu về vườn quốc gia Phú Quốc
14 trang 34 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 2 - Thay đổi cấu trúc kinh tế
19 trang 30 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 23 - Châu Văn Thành
11 trang 27 0 0 -
Báo cáo số 3348/BC-BNN-KTHT
11 trang 25 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển (2013)
8 trang 25 0 0 -
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 3 - ThS. Trần Minh Anh
57 trang 23 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa
6 trang 22 0 0